Phân biệt: Cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách như thế nào?
Phân biệt: Cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Cán bộ công đoàn là công dân Việt Nam được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Cán bộ công đoàn bao gồm:
a) Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để đảm nhiệm thường xuyên công việc trong tổ chức Công đoàn;
b) Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người được công đoàn các cấp bầu cử hoặc cấp có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định vào chức danh từ tổ phó tổ công đoàn trở lên để kiêm nhiệm công việc của tổ chức Công đoàn.
...
Và căn cứ theo Điều 27 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn
...
4. Cán bộ công đoàn không chuyên trách do người sử dụng lao động trả lương được hưởng phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn chuyên trách do Công đoàn trả lương được người sử dụng lao động bảo đảm quyền lợi và phúc lợi tập thể như người lao động đang làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp.
Theo đó, cán bộ công đoàn là công dân Việt Nam được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, gồm cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
Có thể phân biệt cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách như sau:
Cán bộ công đoàn chuyên trách | Cán bộ công đoàn không chuyên trách | |
Hình thức gia nhập công đoàn | Bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định | Bầu cử hoặc cấp có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định |
Công việc | Đảm nhiệm thường xuyên công việc trong tổ chức Công đoàn | Kiêm nhiệm công việc của tổ chức Công đoàn. |
Thu nhập | Lương | Phụ cấp |
Trên đây là chỉ là một số yếu tố để phân biệt cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
>> Đối với cán bộ công đoàn đang công tác hồ sơ cán bộ công đoàn gồm những công tác nào?
Phân biệt: Cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách như thế nào? (Hình từ Internet)
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công đoàn là nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn đúng không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Hợp tác quốc tế về công đoàn
...
3. Nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn bao gồm:
a) Thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương, chính sách đối ngoại, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công đoàn;
c) Chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn, phong trào công nhân quốc tế; thực hiện các hoạt động đoàn kết, hỗ trợ quốc tế;
d) Thiết lập quan hệ hợp tác, đàm phán, ký kết và thực hiện cam kết, thỏa thuận hợp tác song phương và đa phương; đại diện cấp quốc gia của người lao động tham gia các diễn đàn quốc tế; tham gia hoạt động, gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức công đoàn quốc tế;
đ) Vận động, điều phối, phê duyệt, tiếp nhận, quản lý sử dụng nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác quốc tế cho Công đoàn theo quy định của pháp luật;
e) Tiếp nhận và trao tặng các hình thức khen thưởng;
g) Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam.
...
Theo đó, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công đoàn là một trong số những nội dung hợp tác quốc tế về công đoàn.
Đoàn viên được kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm hay không?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn.
3. Được tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động và quy định của Công đoàn.
4. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của Công đoàn theo quy định của Luật này và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
5. Chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp, kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
6. Được Công đoàn hỗ trợ pháp lý miễn phí pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, cán bộ, công chức, viên chức.
7. Được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; được thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và thụ hưởng các hoạt động chăm lo, phúc lợi khác do Công đoàn thực hiện.
8. Được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch do Công đoàn tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
9. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
10. Được thụ hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
11. Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn.
12. Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Theo đó, đoàn viên công đoàn có quyền kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?