Hướng dẫn các bước xử lý kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở cụ thể như thế nào?

Xử lý kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn theo các bước nào? Hình thức kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở là gì?

Hướng dẫn các bước xử lý kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở cụ thể như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022.

Sau đây là hướng dẫn các bước xử lý kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở cụ thể như như sau

Bước 1: Hướng dẫn kiểm điểm

- Tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên hướng dẫn viết kiểm điểm.

- Đối tượng vi phạm viết kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.

Bước 2: Tổ chức kiểm điểm và đề nghị xử lý kỷ luật

- Tổ công đoàn, công đoàn bộ phận hoặc công đoàn cơ sở thành viên họp kiểm điểm, đối tượng vi phạm trình bày kiểm điểm, hội nghị góp ý kiến, kết luận, tiến hành bỏ phiếu đề nghị kỷ luật và báo cáo (kèm theo Tờ trình và hồ sơ) gửi ban thường vụ công đoàn cơ sở xem xét.

- Ủy ban kiểm tra giúp ban thường vụ CĐCS nghiên cứu, tham mưu, đề xuất (nơi không có Ủy ban kiểm tra thì đồng chí ủy viên ban chấp hành làm nhiệm vụ kiểm tra tham mưu, đề xuất).

Bước 3: Tiến hành xử lý kỷ luật và lưu hồ sơ

- Ban thường vụ CĐCS họp thảo luận xem xét và tiến hành bỏ phiếu kỷ luật

- Người có thẩm quyền thay mặt công đoàn cơ sở ký ban hành quyết định kỷ luật.

- Lưu hồ sơ kỷ luật tại văn phòng CĐCS.

Bước 4: Thi hành kỷ luật

- Tổ chức họp công bố quyết định kỷ luật tại công đoàn nơi có đối tượng vi phạm.

- Đối tượng vi phạm nếu không đồng ý thì có quyền khiếu nại theo quy định.

- Quyết định kỷ luật có hiệu lực sau khi được công bố và được xóa kỷ luật sau 1 năm, tính từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật.

Hướng dẫn các bước xử lý kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở cụ thể như thế nào?

Hướng dẫn các bước xử lý kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)

Hình thức kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:

Các hình thức kỷ luật
1. Đối với tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp và các tổ chức trong hệ thống công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đoàn viên công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.
3. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn), khai trừ.

Theo đó, hình thức kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở như sau:

- Đối với đoàn viên công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.

- Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (các chức vụ của công đoàn), khai trừ.

Thời hạn xử lý kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở được kéo dài không?

Căn cứ tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định như sau:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật của công đoàn áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
3. Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với các trường hợp quy định tại Điều 6 Quy định này; thời gian điều tra, truy tố, xét xử (nếu có); thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án về quyết định xử lý kỷ luật.
4. Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, nếu quá thời hạn nêu trên thì việc xem xét xử lý kỷ luật được tiến hành tại kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn gần nhất.
5. Sau 12 tháng, kể từ ngày có quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật, nếu cán bộ, đoàn viên không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.

Theo đó, thời hạn xử lý kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở được phép kéo dài trong trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian kiểm tra để xác minh làm rõ thêm. Tuy nhiên, thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.

Lưu ý: Không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật đối với các trường hợp sau:

(1) Trường hợp quy định tại Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022:

* Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm chưa xem xét xử lý kỷ luật:

- Đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

- Đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc tạm thời đang mất khả năng nhận thức, bị ốm nặng điều trị nội trú tại bệnh viện được cơ quan y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật (từ cấp huyện trở lên) xác nhận.

- Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.

* Trường hợp cán bộ, đoàn viên vi phạm không xem xét xử lý kỷ luật:

- Đã qua đời.

- Đã kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật nhưng không được xem xét giải quyết hoặc đã ý kiến tỏ rõ sự không tán thành với việc sai trái đó nhưng vẫn phải chấp hành và đã được bảo lưu ý kiến.

- Trước khi sự việc xảy ra đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với đơn vị trong việc khắc phục hậu quả.

- Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thi hành nhiệm vụ, công vụ.

- Mất năng lực hành vi dân sự.

(2) Thời gian điều tra, truy tố, xét xử (nếu có).

(3) Thời gian thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện tại tòa án về quyết định xử lý kỷ luật.

Cán bộ công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cán bộ công đoàn có được đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn không?
Lao động tiền lương
Đề xuất bổ sung quy định miễn nhiệm và bãi nhiệm cán bộ công đoàn cấp cơ sở?
Lao động tiền lương
Cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở yêu cầu phải có kinh nghiệm như thế nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn các bước xử lý kỷ luật đoàn viên, cán bộ công đoàn cơ sở cụ thể như thế nào?
Lao động tiền lương
Quản lý cán bộ công đoàn như thế nào?
Lao động tiền lương
Bảo đảm điều kiện hoạt động cho cán bộ công đoàn từ 1/7/2025 như thế nào?
Lao động tiền lương
Toàn bộ cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn do ai xây dựng?
Lao động tiền lương
Cán bộ công đoàn bị kỷ luật khiển trách khi vi phạm quy định về bầu cử như thế nào?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào không xem xét xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn?
Lao động tiền lương
Chưa xem xét kỷ luật cán bộ công đoàn trong những trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cán bộ công đoàn
50 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cán bộ công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cán bộ công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào