Phải cử bao nhiêu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc khi công ty sử dụng từ 500 đến dưới 1000 người lao động?
Đối thoại tại nơi làm việc là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
...
Như vậy, có thể hiểu đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận và trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc tổ chức đại diện người lao động.
Mục tiêu của quá trình này là giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền lợi, lợi ích và các mối quan tâm của cả hai bên, từ đó tăng cường sự hiểu biết và hợp tác, cùng nhau hướng tới các giải pháp mang lại lợi ích chung.
Phải cử bao nhiêu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc khi công ty sử dụng từ 500 đến dưới 1000 lao động?
Phải cử bao nhiêu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc khi công ty sử dụng từ 500 đến dưới 1000 lao động?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Bên người lao động
a) Căn cứ điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng, thành phần tham gia đối thoại nhưng phải bảo đảm số lượng như sau:
a1) Ít nhất 03 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng dưới 50 người lao động;
a2) Ít nhất từ 04 người đến 08 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 50 người lao động đến dưới 150 người lao động;
a3) Ít nhất từ 09 người đến 13 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 150 người lao động đến dưới 300 người lao động;
a4) Ít nhất từ 14 người đến 18 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 300 người lao động đến dưới 500 người lao động;
a5) Ít nhất từ 19 đến 23 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 500 đến dưới 1000 người lao động;
a6) Ít nhất 24 người, nếu người sử dụng lao động sử dụng từ 1000 người lao động trở lên.
b) Căn cứ số lượng người đại diện đối thoại của bên người lao động quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình trên tổng số lao động của người sử dụng lao động.
...
Chiếu theo quy định trên, việc cử bao nhiêu người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc sẽ căn cứ vào điều kiện sản xuất, kinh doanh, tổ chức lao động, cơ cấu, số lượng lao động và các yếu tố bình đẳng giới.
Tuy nhiên, đối với công ty có sử dụng từ 500 đến dưới 1000 người lao động thì phải đảm bảo số lượng người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc ít nhất từ 19 đến 23 người.
Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc là của ai?
Theo Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
2. Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
3. Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.
Chiếu theo quy định trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, khi xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành quy chế.
Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.
Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng phải phổ biến công khai tới người lao động về quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Năm 2025, tăng lương giáo viên các cấp được Chính phủ đề xuất khi tình hình kinh tế xã hội thuận lợi và cân đối được nguồn có đúng không?
- Năm 2025, điều chỉnh tăng lương hưu người lao động khu vực doanh nghiệp và khu vực công sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp thế nào?
- Chốt tăng lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hay bãi bỏ lương cơ sở để xây dựng các bảng lương mới sau năm 2026?
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách nào được sử dụng 24 giờ làm việc/tháng từ tháng 7/2025 để làm công tác công đoàn?