Phải có bằng gì mới được làm giảng viên đại học công lập hạng 3 theo quy định hiện nay?
Phải có bằng gì mới được làm giảng viên đại học công lập hạng 3 theo quy định hiện nay?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 04/2022/TT-BGDĐT) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng thạc sỹ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Theo đó giảng viên phải có bằng thạc sĩ trở lên phù hợp với vị trí việc làm, ngành hoặc chuyên ngành giảng dạy. Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học.
Trong khi theo quy định cũ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV (có hiệu lực từ 01/02/2015 - 12/12/2020) quy định về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giảng viên như sau:
Giảng viên (hạng III) - Mã số: V.07.01.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên;
c) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Đối với giảng viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 (A2) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Theo đó giảng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với vị trí việc làm, chuyên ngành giảng dạy; có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; có trình độ ngoại ngữ bậc 02 và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
Như vậy, có thể thấy, hiện nay theo Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT, giảng viên đại học công lập phải có:
- Bằng thạc sĩ trở lên (thay vì chỉ cần bằng đại học trở lên như quy định tại trước đây).
- Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh giảng viên hạng 3 (thay vì chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên).
- Phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng 3). (Không còn bắt buộc phải có trình độ ngoại ngữ bậc 02 (A2) và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản nhưng phải có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh giảng viên (hạng 3) theo quy định cũ).
Phải có bằng gì mới được làm giảng viên đại học công lập theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Giảng viên đại học công lập phải đáp ứng những tiêu chuẩn về đạo đức nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp đối với giảng viên đại học công lập như sau:
Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
1. Tâm huyết với nghề, giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hòa nhã với sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học); bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
2. Tận tụy với công việc; thực hiện đúng nội quy, quy chế của cơ sở giáo dục đại học công lập và các quy định pháp luật của ngành.
3. Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
4. Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó giảng viên đại học công lập phải đáp ứng 04 tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như trên.
Lương của giảng viên đại học công lập hạng 3 là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giảng viên đại học công lập như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp giảng viên chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng III), trợ giảng (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
...
Theo đó hệ số lương của các chức danh nghề nghiệp giảng viên đại học công lập là khác nhau.
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương của giảng viên đại học công lập trong năm 2023 như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương được áp dụng như nội dung được nêu trên.
- Mức lương cơ sở:
+ Từ nay đến hết 30/6/2023: 1,49 triệu đồng/tháng;
+ Từ 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới là 1,8 triệu đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Chức danh nghề nghiệp giảng viên (hạng 3) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. do đó mức lương giảng viên đại học công lập hạng 3 trong năm 2023 như sau:
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?