Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp Cao Bằng thì đến đâu?
Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp Cao Bằng thì đến đâu?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Theo đó, cơ quan giải quyết bảo hiểm thất nghiệp Cao Bằng là Trung tâm Dịch vụ việc làm Cao Bằng cụ thể:
Trụ sở chính: Số nhà 086, phố Bế Văn Đàn, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
Điện thoại: 02063.852.582 – Fax: 02063.852.582
Email: [email protected].
Văn phòng đại diện Miền Đông: Xóm Pác Cam, thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
Điện thoại: 02063.820.478.
Văn phòng đại diện Miền Tây: Khu 8, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Điện thoại: 02066.276.776.
Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp Cao Bằng thì đến đâu?
Nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp thì bao lâu người lao động được nhận tiền trợ cấp?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Chi trả trợ cấp thất nghiệp
a) Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;”
Như vậy, trong thời hạn 20 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì người lao động sẽ nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Tối đa trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp tháng đầu tiên.
Do đó, nếu trung tâm dịch vụ việc làm hẹn nhận quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì trong vòng 5 ngày làm việc tiếp theo người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
a) Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
b) Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
d) Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
đ) Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
...
Theo đó, hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
- Đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động;
- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);
- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể như sau:
Tải Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp: Tại đây
Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: TẢI VỀ.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?