Nội dung thỏa ước lao động tập thể phải có lợi hơn cho người lao động phải không?

Cho tôi hỏi nội dung thỏa ước lao động tập thể phải có lợi hơn cho người lao động phải không? Câu hỏi của anh C.V (Đà Nẵng)

Ai có quyền ký thỏa ước lao động tập thể?

Căn cứ Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể như sau:

Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể
1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
2. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
3. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
5. Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
6. Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Nội dung thỏa ước lao động tập thể phải có lợi hơn cho người lao động phải không?

Nội dung thỏa ước lao động tập thể phải có lợi hơn cho người lao động phải không?

Căn cứ Điều 75 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thỏa ước lao động tập thể, cụ thể như sau:

Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác.
2. Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên, nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật, đồng thời được khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật chứ không bắt buộc.

Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn là bao lâu?

Căn cứ Điều 78 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Hiệu lực và thời hạn của thỏa ước lao động tập thể
1. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.
Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.
2. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.
3. Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

Như vậy, thời hạn của thỏa ước lao động tập thể là từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể sẽ do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

Có được phép sửa đổi thỏa ước lao động tập thể đã đăng ký hay không?

Căn cứ Điều 82 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể chỉ được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể.
Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể được thực hiện như việc thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
2. Trường hợp quy định của pháp luật thay đổi dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật thì các bên phải tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cho phù hợp với quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể thì quyền lợi của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên, thỏa ước lao động có thể được sửa đổi, bổ sung theo thỏa thuận tự nguyện của các bên, thông qua thương lượng tập thể.

Việc sửa đổi, bổ sung cũng được thực hiện khi có sự thay đổi của quy định của pháp luật dẫn đến thỏa ước lao động tập thể không còn phù hợp với quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm - Thỏa ước lao động tập thể
1,221 lượt xem
Thỏa ước lao động tập thể
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quy định của công ty chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì đối tượng lấy ý kiến bao gồm những ai?
Lao động tiền lương
Thỏa ước lao động tập thể có thể thỏa thuận qua lời nói hay không?
Lao động tiền lương
Chi phí khi thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể do ai chi trả?
Lao động tiền lương
Có bao nhiêu loại thỏa ước lao động tập thể hiện nay?
Lao động tiền lương
Người lao động được kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp không?
Lao động tiền lương
Có được sửa đổi thỏa ước lao động tập thể không?
Lao động tiền lương
Có bắt buộc lập thỏa ước lao động tập thể hay không? Thỏa ước lao động tập thể khác gì so với nội quy lao động?
Lao động tiền lương
Nội dung thỏa ước lao động tập thể có thể quy định các vấn đề mà pháp luật không quy định hay không?
Lao động tiền lương
Thỏa ước lao động tập thể phải được công bố đến ai sau khi ký kết?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào