Nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc đối với hành nghề kiến trúc như thế nào?

Cho tôi hỏi nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc đối với hành nghề kiến trúc như thế nào? Câu hỏi của X.L (Quảng Bình)

Nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc đối với hành nghề kiến trúc như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Kiến trúc 2019 như sau:

Hợp tác quốc tế về kiến trúc
1. Việc hợp tác quốc tế về kiến trúc với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc bao gồm:
a) Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin về kiến trúc;
b) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc;
c) Thực hiện các hoạt động kiến trúc;
d) Thừa nhận lẫn nhau về hành nghề kiến trúc.

Theo đó, nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc bao gồm:

- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và trao đổi thông tin về kiến trúc;

- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về kiến trúc;

- Thực hiện các hoạt động kiến trúc;

- Thừa nhận lẫn nhau về hành nghề kiến trúc.

Như vậy, đối với nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc về hành nghề kiến trúc cần thừa nhận lẫn nhau.

kiến trúc sư

Nội dung hợp tác quốc tế về kiến trúc đối với hành nghề kiến trúc như thế nào?

Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề
1. Phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm: tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về lĩnh vực kiến trúc và liên quan; viết sách, bài trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành kiến trúc, viết chuyên đề tham luận hội nghị, hội thảo về kiến trúc; tham gia khóa học tập, nghiên cứu sau đại học về lĩnh vực kiến trúc; tham gia giảng dạy đại học, sau đại học và các khóa tập huấn chuyên môn về lĩnh vực kiến trúc; nghiên cứu, sáng chế khoa học trong lĩnh vực kiến trúc được công nhận; đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia.
2. Tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo về kiến trúc thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục, bao gồm: tổ chức các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn; chương trình khảo sát, tham quan học tập về kiến trúc và liên quan.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục có trách nhiệm:
a) Thông báo và đăng tải thông tin về chương trình, nội dung, thời gian tổ chức hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục trên phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xác nhận việc tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của các cá nhân bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, làm cơ sở để cá nhân lập hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề kiến trúc;
c) Trường hợp tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục tại nước ngoài, người tham gia cần có văn bản, chứng chỉ hoặc tài liệu chứng minh về việc đã tham gia hoạt động đó, dịch ra tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam.
4. Kiến trúc sư hành nghề phải đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục hằng năm thông qua hình thức tích lũy tối thiểu là 04 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục. Các kiến trúc sư hành nghề trên 60 tuổi phải đạt tối thiểu là 02 điểm phát triển nghề nghiệp liên tục một năm. Cá nhân đạt vượt mức yêu cầu thì được chuyển kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục sang năm kế tiếp. Cá nhân chưa đạt mức yêu cầu thì phải hoàn thành phần kết quả phát triển nghề nghiệp liên tục còn thiếu trong năm kế tiếp.
5. Hội Kiến trúc sư Việt Nam xây dựng, ban hành bảng phương pháp tính điểm phát triển nghề nghiệp liên tục chi tiết đối với các hoạt động phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề quy định tại khoản 1 Điều này sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Xây dựng.

Theo đó, phát triển nghề nghiệp liên tục của kiến trúc sư hành nghề gồm:

- Tham gia các khóa tập huấn về chuyên môn, pháp luật; hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn;

- Chương trình khảo sát, tham quan học tập về lĩnh vực kiến trúc và liên quan;

- Viết sách, bài trên sách, báo, tạp chí chuyên ngành kiến trúc, viết chuyên đề tham luận hội nghị, hội thảo về kiến trúc;

- Tham gia khóa học tập, nghiên cứu sau đại học về lĩnh vực kiến trúc;

- Tham gia giảng dạy đại học, sau đại học và các khóa tập huấn chuyên môn về lĩnh vực kiến trúc;

- Nghiên cứu, sáng chế khoa học trong lĩnh vực kiến trúc được công nhận;

- Đạt giải thưởng kiến trúc quốc gia.

Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:

Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc
1. Bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc gồm đặc điểm, tính chất tiêu biểu, dấu ấn đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, nghệ thuật; thuần phong mỹ tục của các dân tộc; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng, được thể hiện trong công trình kiến trúc, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam.
2. Căn cứ đặc điểm, tính chất tiêu biểu về văn hóa dân tộc của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu, khảo sát, đánh giá và quy định nội dung yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong quy chế quản lý kiến trúc phù hợp với địa bàn quản lý.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc.

Theo đó, bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc gồm:

- Đặc điểm, tính chất tiêu biểu, dấu ấn đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hóa, nghệ thuật;

- Thuần phong mỹ tục của các dân tộc; kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng, được thể hiện trong công trình kiến trúc, tạo nên phong cách riêng của kiến trúc Việt Nam.

Hành nghề kiến trúc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thu hồi chứng chỉ hành nghề kiến trúc trong trường hợp giả mạo hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc phải không?
Lao động tiền lương
Có được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc khi không cần phải đạt yêu cầu sát hạch không?
Lao động tiền lương
Người nước ngoài hành nghề kiến trúc tại Việt Nam có phải tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề của Việt Nam không?
Lao động tiền lương
03 điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc là gì?
Lao động tiền lương
Hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm những gì?
Lao động tiền lương
Khi nào thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc?
Lao động tiền lương
Có chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại Việt Nam người nước ngoài có được hành nghề hay không?
Lao động tiền lương
Mức thu lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc lần đầu mất bao nhiêu tiền phí?
Lao động tiền lương
Hành nghề kiến trúc là gì? Để được hành nghề kiến trúc thì cần phải đảm bảo những điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm những gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hành nghề kiến trúc
217 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành nghề kiến trúc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề kiến trúc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào