Khi nào thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc?
Khi nào thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Hành nghề kiến trúc của người nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc được quy định như sau:
a) Người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng thì thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc, từ 06 tháng trở lên thì thực hiện thủ tục chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc tại cơ quan chuyên môn về kiến trúc thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Việc công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chính phủ quy định chi tiết cách xác định thời gian tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam; quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam.
Theo đó, thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc được thực hiện khi người nước ngoài đã có chứng chỉ hành nghề kiến trúc đang có hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, tham gia dịch vụ kiến trúc ở Việt Nam dưới 06 tháng.
Khi nào thực hiện thủ tục công nhận chứng chỉ hành nghề kiến trúc?
Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền gì?
Căn cứ Điều 32 Luật Kiến trúc 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
g) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
2. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
b) Phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.
Theo đó, kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
- Thực hiện dịch vụ kiến trúc.
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao.
- Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt.
- Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư.
- Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
Mẫu đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc là mẫu nào?
Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc hiện nay được sử dụng theo mẫu số 04 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 85/2020/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc: Tại đây
Hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc gồm những gì?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài hành nghề kiến trúc ở Việt Nam
Hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam gồm:
1. Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trang chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
2. Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, dịch ra tiếng Việt và được công chúng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề kiến trúc của người nước ngoài ở Việt Nam gồm:
- Đơn đề nghị công nhận, chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 cm có nền màu trang chân dung của cá nhân đề nghị được chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
- Bản sao văn bằng được đào tạo, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp, dịch ra tiếng Việt và được công chúng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Bản sao có chứng thực hoặc tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính hoặc bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu giấy tờ hợp pháp về cư trú hoặc giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp theo quy định.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?