Những việc doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm cần thực hiện khi bị thu hồi giấy phép là gì?
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm vi phạm thế nào sẽ bị thu hồi giấy phép?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có quy định doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau:
Thu hồi giấy phép
1. Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm theo đề nghị của doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp giải thể hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản;
c) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
đ) Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;
e) Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;
g) Không đảm bảo một trong các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này;
h) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 151 của Bộ luật Lao động năm 2019.
Như vậy khi doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việ làm thực hiện các hành vi vi phạm như sau sẽ bị thu hồi giấy phép:
- Các hành vi vi phạm dẫn đến doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Doanh nghiệp cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;
- Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;
- Không đảm bảo một trong các điều kiện cấp giấy phép;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam.
Những việc doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm cần thực hiện khi bị thu hồi giấy phép là gì? (Hình từ Internet)
Những việc doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm cần thực hiện khi bị thu hồi giấy phép là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2021/NĐ-CP có nêu về trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm khi bị thu hồi giấy phép như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc không gia hạn hoặc không cấp lại hoặc thu hồi giấy phép, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau:
1. Thanh lý các hợp đồng về dịch vụ việc làm đang thực hiện; thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động dịch vụ việc làm đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm trên ít nhất 01 báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
Theo đó khi bị thu hồi giấy phép thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm thực hiện các việc sau:
- Thanh lý các hợp đồng về dịch vụ việc làm đang thực hiện; thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm trong hoạt động dịch vụ việc làm đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Công khai nội dung việc chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm trên ít nhất 01 báo điện tử được cấp phép hoạt động theo quy định của pháp luật trong 07 ngày liên tiếp.
Thực hiện thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm theo thủ tục thế nào?
Về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép được thực hiện theo khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Nghị định 23/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thu hồi giấy phép
...
3. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều này như sau:
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và cấp giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận đủ hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đảm bảo theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép của doanh nghiệp. Quyết định thu hồi giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép đối với trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g và điểm h khoản 1 Điều này như sau:
a) Khi phát hiện hoặc theo yêu cầu của kiến nghị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thực hiện kiểm tra, thu thập các bằng chứng liên quan hoặc nghiên cứu hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lưu ý: Theo khoản 5 Điều này thì doanh nghiệp không được cấp giấy phép trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bị thu hồi giấy phép vì vi phạm các nội dung quy định sau:
- Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ việc làm từ 03 lần trong khoảng thời gian tối đa 36 tháng kể từ ngày bị xử phạt lần đầu tiên hoặc cố tình không chấp hành quyết định xử phạt;
- Doanh nghiệp có hành vi giả mạo các văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại giấy phép hoặc tẩy xóa, sửa chữa nội dung giấy phép đã được cấp;
- Không đảm bảo một trong các điều kiện cấp Giấy phép theo quy định;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người nước ngoài không đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?