Những trường hợp nào người lao động đi làm việc nước ngoài được vay vốn theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất?
Những trường hợp nào người lao động đi làm việc nước ngoài được vay vốn theo Dự thảo mới nhất?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Hỗ trợ vay vốn đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp và người lao động là người dân tộc thiểu số được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định này.
Căn cứ theo Điều 18 Dự thảo Luật Việc làm quy định như sau:
Đối tượng vay vốn
1. Người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài gồm:
a) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được ưu tiên vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
a) Người lao động là người dân tộc thiểu số;
b) Người lao động là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;
c) Người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình;
d) Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng;
đ) Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
e) Người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
g) Người lao động có đất thu hồi;
h) Người lao động là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng.
...
Như vậy, theo Dự thảo Luật Việc làm, những đối tượng vay vốn đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Đồng thời, theo Dự thảo Luật Việc làm, những đối tượng sau được ưu tiên vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
- Người lao động là người dân tộc thiểu số;
- Người lao động là người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo;
- Người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình;
- Người lao động là thân nhân người có công với cách mạng;
- Người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
- Người lao động thuộc xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
- Người lao động có đất thu hồi;
- Người lao động là thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện sau khi kết thúc chương trình, đề án, dự án, trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng.
Những trường hợp nào người lao động đi làm việc nước ngoài được vay vốn theo Dự thảo mới nhất?
Điều kiện vay vốn đối với người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Dự thảo Luật Việc làm, các đối tượng người lao động được quy định tại khoản 1 Điều 18 Dự thảo Luật Việc làm được vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp dịch vụ, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc đã được tuyển chọn đi làm việc ở nước ngoài theo thỏa thuận giữa cơ quan việc làm cấp tỉnh với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Đăng ký thường trú tại địa phương nơi có nhu cầu vay vốn;
- Có bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật.
Vì sao cần sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm 2013?
Luật Việc làm 2013 là văn bản luật đầu tiên quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động, mở rộng độ bao phủ, điều chỉnh các chính sách lao động, việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động (bao gồm cả đối tượng lao động có giao kết và không có giao kết hợp đồng lao động).
Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, Luật Việc làm 2013 đã bộc lộ những khó khăn, bất cập như:
- Một số các quy định, chính sách của Luật Việc làm 2013 chưa đảm bảo sự phù hợp, thống nhất với quy định của các văn bản hiện hành có liên quan như: Các quy định về đăng ký và quản lý lao động, về độ tuổi người lao động chưa phù hợp với Bộ Luật Lao động 2019; quy định, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp chưa thống nhất với Luật Bảo hiểm xã hội 2014; quy định về điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm không còn phù hợp với quy định tại Luật Quy hoạch 2017.
Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đang trong quá trình sửa đổi, đã trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023), trong đó có một số nội dung liên quan về Bảo hiểm thất nghiệp cần sửa đổi trong Luật Việc làm 2013 để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ.
- Các quy định, chính sách của Luật Việc làm 2013 chưa kịp thời đáp ứng các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội:
Chưa có quy định chính sách trong việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm; thiếu các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển việc làm sáng tạo, việc làm trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số;...
Đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013 chưa bao phủ hết tất cả đối tượng có quan hệ lao động; chính sách Bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến giải pháp phòng ngừa thất nghiệp; một số quy định về chế độ trợ cấp thất nghiệp, căn cứ đóng Bảo hiểm thất nghiệp không còn phù hợp với tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Thiếu các quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phát triển kỹ năng nghề, xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động, nhất là nhân lực trình độ cao; tổ chức hoạt động đánh giá, cấp chứng chỉ quốc gia còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu...
- Một số quy định của Luật Việc làm 2013 chưa bảm bảo phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Luật Việc làm quy định về dịch vụ việc làm bao gồm các hoạt động tại khoản 1 Điều 36, chưa bao phủ hết các hoạt động theo Công ước 88 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về dịch vụ việc làm mà Việt Nam đã tham gia. Công ước 88 của ILO nhấn mạnh dịch vụ việc làm phải được hợp thành một hệ thống quốc gia bao gồm một mạng lưới các cơ quan dịch vụ việc làm địa phương hoặc vùng. Tuy nhiên, hiện nay các trung tâm hoạt động chưa có sự phối hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu, hoạt động giữa các Trung tâm còn hạn chế và chưa thể hiện nguyên tắc thống nhất về hoạt động nghiệp vụ.
Xuất phát từ những lý do, yêu cầu nêu trên, theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, việc sửa đổi Luật Việc làm 2013 là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Xem chi tiết tại: https://baochinhphu.vn/sua-doi-luat-viec-lam-huong-toi-bao-dam-viec-lam-ben-vung-cho-tat-ca-lao-dong-102240318165341203.htm.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch âm dương tháng 1 năm 2025? Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ tết trong năm 2025?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?