Những trường đại học nào có học phí thấp nhất Việt Nam?
Những trường đại học nào có học phí thấp nhất Việt Nam?
Học phí là yếu tố quan trọng để các bạn học sinh lựa chọn ngành học và trường đại học phù hợp. Dưới đây là những trường đại học có học phí thấp mà thí sinh có thể tham khảo trong mùa tuyển sinh năm 2023:
(1) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn áp dụng mức học phí năm học 2023 – 2024 (dự kiến) như sau:
Các chương trình đào tạo chuẩn (trừ các chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng ở mục): 1,5 triệu đồng/tháng (15 triệu đồng/năm), tương đương 400.000 nghìn đồng/tín chỉ.
Xem chi tiết Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2023: Tại đây
(2) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nhà trường dự kiến năm 2023 sẽ tăng 10% học phí so với năm 2022. Theo đó, mức học phí sẽ dao động từ 1.320.000 đồng/tháng đến 3.850.000 đồng/tháng theo từng hệ đào tạo và từng ngành.
Xem chi tiết Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2023: Tại đây
(3) Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Năm 2023, học phí chính quy 11,7 triệu đồng/năm; học phí hệ vừa học vừa làm 20,7 triệu đồng/năm.
Xem chi tiết Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2023: Tại đây
(4) Trường Đại học Giao thông Vận tải
Năm học 2021- 2022, học phí của trường áp dụng cho chương trình đại trà các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 335.300 đồng/tín chỉ; khối Kinh tế là 275.900 đồng/tín chỉ. Đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao: các ngành thuộc khối Kỹ thuật là 616.520 đồng/tín chỉ, khối Kinh tế là 557.140 đồng/tín chỉ.
Xem chi tiết Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Giao thông Vận tải năm 2023: Tại đây
(5) Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Năm học 2022 - 2023, học phí trường này là 297.000 đồng/tín chỉ với nhóm ngành Kinh tế và 354.500 đồng/tín chỉ đối với nhóm ngành khác. Năm học tới, trường dự kiến tăng 10% học phí so với năm trước.
Xem chi tiết Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội năm 2023: Tại đây
(6) Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Trong đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2023, nhà trường dự kiến, học phí với khối kinh tế là 282.000 đồng/tín chỉ; học phí với khối kỹ thuật là 338.000 đồng/tín chỉ.
Năm 2023, hàng loạt trường đại học dự kiến tăng học phí khiến thí sinh băn khoăn bài toán chọn ngành, chọn trường. Ảnh: Phan Liên
Xem chi tiết Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Mỏ - Địa chất năm 2023: Tại đây
(7) Trường Đại học Thương mại
Theo đề án tuyển sinh năm học 2023 - 2024 của Trường Đại học Thương mại, học phí chương trình đào tạo chuẩn từ 2.300.000 - 2.500.000 triệu đồng/tháng, tùy theo từng ngành (chuyên ngành) đào tạo.
Xem chi tiết Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Thương mại năm 2023: Tại đây
(8) Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Theo đề án tuyển sinh năm 2023 của nhà trường, sinh viên sẽ nộp bình quân 20 triệu đồng cho năm học tới. Học phí các năm tiếp theo tăng không quá 10% so với năm học trước liền kề.
Xem chi tiết Đề án tuyển sinh của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội năm 2023: Tại đây
(9) Học viện Chính sách và Phát triển
Học viện Chính sách và Phát triển thu học phí theo quy định của Nhà nước đối với trường công lập.
Năm học 2023 - 2024 mức học phí dự kiến của các ngành/CTĐT hệ chuẩn: 360.000 đồng/Tín chỉ (tương đương 1.200.000 đồng /tháng; 12.000.000 đồng/năm).
Xem chi tiết Đề án tuyển sinh của Học viện Chính sách và Phát triển năm 2023: Tại đây
Những trường đại học nào có học phí thấp nhất Việt Nam? (Hình từ Internet)
Ngành nào sẽ được miễn học phí giáo dục đại học?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được miễn học phí
...
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
14. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
16. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
...
19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Như vậy, người học sẽ được miễn giảm học phí theo quy định pháp luật nếu học các ngành sau:
- Chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
- Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp hiện hành.
- Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Ngoài ra, trường hợp sinh viên là dân tộc thiểu số học ngành khác vẫn có thể được miễn giảm học phí nếu có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngành nào thì được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí đại học?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Như vậy, sinh viên học các ngành sau đây sẽ được hỗ trợ 70% học phí:
- Các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật .
- Các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?