Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm là gì?

Cho tôi hỏi nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm là gì? Câu hỏi của chị M.A (Hà Tĩnh)

Nhuận bút là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác có giải thích về tiền nhuận bút như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Nhuận bút là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.

Nhuận bút của một tác phẩm điện ảnh là khoản tiền do tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm (sau đây gọi là bên sử dụng tác phẩm) trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi tác phẩm được khai thác, sử dụng.

Lưu ý: Nghị định 21/2015/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm bằng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm mà chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước.

Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm là gì?

Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm là gì?

Nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 21/2015/NĐ-CP quy định về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác, có quy định về 06 nguyên tắc trả nhuận bút cho các tác giả tác phẩm như sau:

1. Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu thầu.

2. Mức nhuận bút, thù lao được xác định căn cứ vào loại hình, chất lượng, số lượng, hình thức khai thác, sử dụng và hiệu quả kinh tế, xã hội của tác phẩm.

3. Việc phân chia nhuận bút, thù lao giữa các đồng tác giả, đồng chủ sở hữu quyền tác giả theo thỏa thuận hoặc mức độ đóng góp trong việc sáng tạo tác phẩm.

4. Nhuận bút khuyến khích được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm dành cho thiếu nhi, dân tộc thiểu số; tác giả là người Việt Nam sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng nước ngoài, người dân tộc Kinh sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số, người dân tộc thiểu số này sáng tạo tác phẩm trực tiếp bằng tiếng dân tộc thiểu số khác hoặc sáng tạo tác phẩm trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm và những trường hợp đặc biệt khác.

5. Trường hợp tác phẩm gốc được sử dụng làm tác phẩm phái sinh thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc được hưởng một phần trên tổng số nhuận bút khi tác phẩm phái sinh được khai thác, sử dụng.

6. Tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước lập dự toán, thanh toán và quyết toán kinh phí trả nhuận bút, thù lao trong phạm vi nguồn kinh phí thuộc ngân sách nhà nước và các nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp, thu từ việc cho phép sử dụng các tác phẩm thuộc sở hữu nhà nước được giao cho đơn vị quản lý, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì nhuận bút được chia như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 21/2015/NĐ-CP có quy định như sau:

Những quy định khác về nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm sân khấu và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác
1. Trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.
2. Trường hợp chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản sân khấu thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 50% đến 70% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
3. Trường hợp chuyển thể từ kịch bản thuộc loại hình sân khấu này sang loại hình sân khấu khác thì biên kịch chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại và quy mô quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
4. Trường hợp chuyển thể kịch bản văn học sang ngôn ngữ lời ca đối với loại hình nghệ thuật kịch hát như nhạc kịch (Opera, Operet), thanh xướng kịch (Oratorio) và các thể loại tương tự thì tác giả chuyển thể hưởng từ 30% đến 40% mức nhuận bút biên kịch của tác phẩm cùng thể loại quy định tại Điều 10 Nghị định này, phần còn lại được trả cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm chuyển thể.
...

Như vậy, trường hợp tác phẩm âm nhạc có cả nhạc và lời thì tác giả phần nhạc hưởng 70% và tác giả phần lời hưởng 30% mức nhuận bút đối với tác phẩm âm nhạc đó.

Nếu sử dụng tác phẩm trong giảng dạy thì có cần trả tiền nhuận bút không?

Theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022) thì có những trường hợp được sử dụng tác phẩm đã công bố mà không cần phải xin phép, trả tiền cho tác giả, cụ thể như sau:

Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
b) Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
c) Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;
...

Như vậy, sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng nhằm mục đích giảng dạy thuộc trường hợp không xâm phạm quyền tác giả nên không cần trả tiền nhuận bút.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ký quỹ là gì? Thanh lý hợp đồng lao động xuất khẩu thì người lao động có được nhận phần lãi tiền ký quỹ không?
Lao động tiền lương
Thể chế chính trị là gì? Các thể chế chính trị trên thế giới? Ví dụ? Sơ cấp lý luận chính trị trang bị những kiến thức, kỹ năng gì cho cán bộ công chức?
Lao động tiền lương
Tham nhũng là gì? Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn bao gồm hành vi gì?
Lao động tiền lương
Cá nhân không cư trú là gì? Cách xác định cá nhân cư trú và không cư trú?
Lao động tiền lương
Tài nguyên là gì, tài nguyên thiên nhiên là gì, ví dụ về tài nguyên thiên nhiên? Công việc của Điều tra viên tài nguyên môi trường hạng 4 ra sao?
Lao động tiền lương
Dữ liệu mở là gì, tại sao chúng ta cần dữ liệu mở? Cập nhật dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội ra sao?
Lao động tiền lương
Công việc tống đạt là gì? Thừa phát lại thông báo kết quả tống đạt trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm vật chất là gì, ví dụ về trách nhiệm vật chất trong Luật lao động?
Lao động tiền lương
Bình đẳng giới là gì, ví dụ về bình đẳng giới? Chính sách của Nhà nước về lao động cần bảo đảm về bình đẳng giới đúng không?
Lao động tiền lương
Trữ lượng khoáng sản là gì? Trữ lượng khoáng sản Việt Nam ra sao? Chuyên viên chính về khoáng sản làm việc gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
2,347 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào