Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của kiến trúc sư hạng 3 từ ngày 5/2/2025 được quy định thế nào?
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của kiến trúc sư hạng 3 từ ngày 5/2/2025 được quy định thế nào?
Ngày 16/12/2024, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-BXD, sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 05/2/2025.
Theo đó, Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 11/2024/TT-BXD, kiến trúc sư hạng 3 sẽ đảm nhận những nhiệm vụ cụ thể và cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cũng như tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
Cụ thể như sau:
Nhiệm vụ:
- Tham gia biên soạn, hệ thống hóa tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế, quản lý trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
- Tham gia đồ án hoặc tham gia bộ môn chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch của các loại đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện; tham gia thực hiện các đồ án quy hoạch do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;
- Tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế kiến trúc, quy hoạch xây dựng các công trình cấp 3, 4; chủ nhiệm lập dự án nhóm C; tham gia thiết kế, thẩm tra thiết kế các công trình, lập dự án do các kiến trúc sư hạng cao hơn chủ trì;
- Tham gia nghiên cứu các đề tài, dự án cấp cơ sở thuộc lĩnh vực chuyên môn của đơn vị.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Có kiến thức cơ bản về chuyên môn trong hoạt động kiến trúc, quy hoạch xây dựng;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các ứng dụng thiết kế/đồ họa; sử dụng được ngoại ngữ.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có trình độ đại học chuyên ngành kiến trúc, quy hoạch hoặc chuyên ngành khác phù hợp với ngành, lĩnh vực xây dựng;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kiến trúc sư theo quy định.
Nhiệm vụ và tiêu chuẩn của kiến trúc sư hạng 3 từ ngày 5/2/2025 được quy định thế nào?
Mã số chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư hạng 3 là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định:
Mã số, chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Xây dựng
1. Nhóm chức danh nghề nghiệp kiến trúc sư, bao gồm:
a) Kiến trúc sư hạng I Mã số: V.04.01.01
b) Kiến trúc sư hạng II Mã số: V.04.01.02
c) Kiến trúc sư hạng III Mã số: V.04.01.03
2. Nhóm chức danh nghề nghiệp thẩm kế viên, bao gồm:
a) Thẩm kế viên hạng I Mã số: V.04.02.04
b) Thẩm kế viên hạng II Mã số: V.04.02.05
c) Thẩm kế viên hạng III Mã số: V.04.02.06
d) Thẩm kế viên hạng IV Mã số: V.04.02.07
Theo đó, kiến trúc sư hạng 3 có mã số chức danh nghề nghiệp là V.04.01.03.
Các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của kiến trúc sư là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 11/2024/TT-BXD quy định:
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp
1. Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Có tinh thần trách nhiệm, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Trung thực, khách quan, thẳng thắn, trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển ngành Xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có phương pháp làm việc khoa học; giữ bí mật quốc gia.
Ngoài các nhiệm vụ và tiêu chuẩn riêng dành cho chức danh kiến trúc sư hạng 3, một kiến trúc sư hạng 3 còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của kiến trúc sư sau đây:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Có tinh thần trách nhiệm, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trung thực, khách quan, thẳng thắn, trách nhiệm, tận tụy, sáng tạo, đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển ngành Xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; có phương pháp làm việc khoa học; giữ bí mật quốc gia.
Những hành vi nào bị cấm trong hoạt động kiến trúc?
Theo Điều 9 Luật Kiến trúc 2019 quy định, những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kiến trúc bao gồm những hành vi sau đây:
- Cản trở hoạt động quản lý kiến trúc và hành nghề kiến trúc.
- Lợi dụng hành nghề kiến trúc gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, trật tự xã hội, môi trường sống, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, thực hiện hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật trong hoạt động kiến trúc.
- Tiết lộ tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ thông tin kinh doanh do khách hàng cung cấp, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
- Xây dựng công trình kiến trúc không đúng với thiết kế kiến trúc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc giấy phép xây dựng.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kiến trúc.
- Cung cấp tài liệu, số liệu giả hoặc sai sự thật; lập hồ sơ thiết kế kiến trúc và xây dựng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Gian lận trong việc sát hạch, cấp, sử dụng chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
- Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm trong quản lý kiến trúc.
*Thông tư 11/2024/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 05/2/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?