Nhiệm vụ của Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại phải thực hiện hiện nay là gì?

Cho tôi hỏi người giữ chức vụ Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại phải thực hiện những nhiệm vụ như thế nào? Câu hỏi của anh H.D.P (Phú Yên).

Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại phải thực hiện những công việc gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại quy định tại Phụ lục IIB Ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT, Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại phải thực hiện những công việc như sau:

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

Quản lý tổng hợp về kinh tế đối ngoại

- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo định hướng, chiến lược trong lĩnh vực hợp tác phát triển; soạn thảo và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực kinh tế đối ngoại được giao.

- Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, tham gia xây dựng chiến lược, kế hoạch hợp tác giữa Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, hội nhập kinh tế quốc tế, Chương trình hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), các sáng kiến hợp tác khác.

- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ điều phối viên quốc gia về hợp tác kinh tế Tiểu vùng Mê Công mở rộng và một số sáng kiến hợp tác khác.

- Chủ trì hoặc tham gia làm đầu mối về hội nhập quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao.

- Chủ trì hoặc tham gia tham mưu các nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thực hiện vai trò làm đầu mối tham gia các Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước, các tổ chức quốc tế.

- Chủ trì hoặc tham gia theo dõi, đôn đốc và báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ hội nhập quốc tế của các đơn vị trong Bộ.

Quản lý về ODA, ưu đãi, viện trợ phi Chính phủ

- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi.

- Chủ trì hoặc tham gia việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn vốn ODA, vốn ưu đãi.

- Chủ trì hoặc tham gia việc chuẩn bị nội dung và tiến hành đàm phán điều ước quốc tế khung về vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

- Chủ trì hoặc tham gia báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Chính phủ việc ký kết các điều ước quốc tế khung về ODA, vốn vay ưu đãi và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; báo cáo Lãnh đạo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận quốc tế về vốn ODA, viện trợ không hoàn lại theo thẩm quyền.

- Chủ trì hoặc tham gia phối hợp với các cơ quan liên quan lựa chọn Đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; và báo cáo Lãnh đạo Bộ thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản quyết định về Đề xuất chương trình, dự án của Thủ tướng chính phủ cho phép triển khai lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư.

- Chủ trì hoặc tham gia hướng dẫn các cơ quan chủ quản xây dựng, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

- Chủ trì hoặc tham gia làm đầu mối phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại; phối hợp với Bộ Tài chính xác định điều kiện cho vay lại đối với các chương trình, dự án vốn ODA và vốn vay ưu đãi.

- Chủ trì hoặc tham gia rà soát, tổng hợp, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm đối với các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chủ trì hoặc tham gia thẩm định chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, trừ các dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì hoặc tham gia thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các chương trình, dự án theo thẩm quyền.

- Chủ trì hoặc tham gia thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt văn kiện chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật và các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật do cơ quan làm cơ quan chủ quản; tham gia thẩm định các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

- Chủ trì hoặc tham gia theo dõi và đánh giá ở cấp quốc gia tình hình thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; tổng hợp và thực hiện chế độ báo cáo về tình hình thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì hoặc tham gia làm đầu mối trình Lãnh đạo Bộ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương để đảm bảo tiến độ thực hiện và thúc đẩy giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

- Chủ trì hoặc tham gia tổ chức thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi.

- Chủ trì hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lý.

- Chủ trì hoặc tham gia theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài do Bộ được giao trực tiếp quản lý thực hiện.

- Chủ trì hoặc tham gia biên soạn và phổ biến các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về vận động, chuẩn bị, thẩm định, quản lý thực hiện, theo dõi, đánh giá chương trình, dự án; hỗ trợ công tác đào tạo quản lý chương trình, dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân


Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo giao.


Nhiệm vụ của Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại phải thực hiện hiện nay là gì?

Nhiệm vụ của Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại phải thực hiện hiện nay là gì? (Hình từ Internet)

Quyền người giữ chức vụ Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại quy định tại Phụ lục IIB Ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT, Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại có các quyền như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

I

Thẩm quyền ra quyết định trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ:


- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.


- Được cung cấp thông tin về công tác chỉ đạo điều hành của đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao nhằm phục vụ tốt công việc chung.


- Được yêu cầu cung cấp thông tin, đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.


- Được tham gia các cuộc họp liên quan.

II

Thẩm quyền trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức:


- Được tham gia ý kiến đối với việc sử dụng công chức của đơn vị.


- Được kiến nghị về công tác cán bộ thuộc đơn vị.

Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại phải có năng lực như thế nào?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại quy định tại Phụ lục IIB Ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BKHĐT, Chuyên viên chính về kinh tế đối ngoại phải có năng lực như sau:

Nhóm năng lực

Tên năng lực

Cấp độ

Nhóm năng lực chung

Đạo đức và bản lĩnh

3-4


Tổ chức thực hiện công việc

3-4


Soạn thảo và ban hành văn bản

3-4


Giao tiếp ứng xử

3-4


Quan hệ phối hợp

3-4


Sử dụng công nghệ thông tin

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt


Sử dụng ngoại ngữ

Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Nhóm năng lực chuyên môn

Khả năng tham mưu xây dựng các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3-4


Khả năng hướng dẫn thực hiện các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3-4


Khả năng kiểm tra việc thực hiện các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3-4


Khả năng thẩm định, góp ý các văn bản (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3-4


Khả năng thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ (theo nhiệm vụ của vị trí việc làm)

3-4

Nhóm năng lực quản lý

Tư duy chiến lược

2-3


Quản lý sự thay đổi

2-3


Ra quyết định

2-3


Quản lý nguồn lực

2-3


Phát triển đội ngũ

2-3

Công chức nghiệp vụ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
5 cấp độ năng lực quản lý đối với công chức nghiệp vụ chuyên ngành văn hóa như thế nào?
Lao động tiền lương
Nhóm năng lực chuyên môn của công chức nghiệp vụ chuyên ngành thể thao và du lịch được chia làm mấy cấp độ?
Lao động tiền lương
Chuyên viên về quản lý thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp có những quyền nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên về quản lý nước sạch nông thôn phải có năng lực ra sao?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn về năng lực đối với chuyên viên về phòng chống thiên tai là gì?
Lao động tiền lương
Chuyên viên về văn hóa nghệ thuật phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên chính về phòng chống thiên tai có được hưởng quyền hạn gì không?
Lao động tiền lương
Chuyên viên về quản lý lĩnh vực di sản văn hóa phải thực hiện những công việc như thế nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên chính về quản lý thủy lợi phải có thành tích công tác như thế nào?
Lao động tiền lương
Chuyên viên cao cấp về quản lý thủy lợi phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công chức nghiệp vụ
422 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công chức nghiệp vụ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào