Nhân viên điều dưỡng đã học khóa đào tạo ngắn hạn về chụp nhũ ảnh thì có được vận hành máy chụp X-quang hay không?

Nhân viên điều dưỡng có thời gian thực hành khám chữa bệnh bao lâu? Nhân viên điều dưỡng đã học khóa đào tạo ngắn hạn về chụp nhũ ảnh thì có được vận hành máy chụp X-quang hay không?

Nhân viên điều dưỡng đã học khóa đào tạo ngắn hạn về chụp nhũ ảnh thì có được vận hành máy chụp X-quang hay không?

Theo Điều 3 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Sử dụng nguồn phóng xạ là việc sử dụng nguồn phóng xạ hở, nguồn phóng xạ kín; không bao gồm nguồn phóng xạ gắn trong thiết bị bức xạ.
2. Sử dụng thiết bị bức xạ là việc sử dụng thiết bị có gắn nguồn phóng xạ hoặc thiết bị phát tia X, nơtron, electron và hạt mang diện khác, không bao gồm vận hành thiết bị chiếu xạ.
3. Vận hành thiết bị chiếu xạ là việc sử dụng máy gia tốc, thiết bị xạ trị hoặc thiết bị chiếu xạ khử trùng, đột biến và xử lý vật liệu.
4. Sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế là việc sử dụng thiết bị phát tia X trong chẩn đoán y tế, bao gồm thiết bị chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, thiết bị X-quang răng, thiết bị X- quang vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính (trừ thiết bị chụp cắt lớp vi tính tích hợp với PET, SPECT (PET/CT, SPECT/CT)), thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang thú y.
...

Theo đó vận hành máy chụp X-quang có thể hiểu là việc sử dụng thiết bị phát tia X trong chẩn đoán y tế, bao gồm thiết bị chụp X-quang tổng hợp, thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình, thiết bị X-quang răng, thiết bị X- quang vú, thiết bị X-quang di động, thiết bị chụp cắt lớp vi tính (trừ thiết bị chụp cắt lớp vi tính tích hợp với PET, SPECT (PET/CT, SPECT/CT)), thiết bị X-quang đo mật độ xương, thiết bị X-quang thú y.

Theo Điều 8 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định:

Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ
1. Nhân lực
a) Nhân viên bức xạ phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ; có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ và có Chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 28 của Luật Năng lượng nguyên tử;
b) Có người phụ trách an toàn, trừ trường hợp cơ sở chỉ sử dụng thiết bị X-quang chụp răng sử dụng phim đặt sau huyệt ổ răng, thiết bị phát tia X trong phân tích huỳnh quang tia X và thiết bị soi bo mạch. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử;
c) Trường hợp vận hành thiết bị xạ trị từ xa: Có ít nhất 01 nhân viên dược đào tạo về vật lý y khoa cho mỗi thiết bị;
d) Trường hợp vận hành thiết bị xạ trị áp sát: Có ít nhất 01 nhân viên được đào tạo về vật lý y khoa cho mỗi cơ sở bức xạ.
...

Theo đó nhân viên điều dưỡng đã học khóa đào tạo ngắn hạn về chụp nhũ ảnh thì chưa đủ điều kiện để vận hành máy chụp X-quang.

Nhân viên điều dưỡng cần phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ. Ngoài ra còn phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc vận hành máy chụp X-quang.

Nhân viên điều dưỡng đã học khóa đào tạo ngắn hạn về chụp nhũ ảnh thì có được vận hành máy chụp X-quang hay không?

Nhân viên điều dưỡng đã học khóa đào tạo ngắn hạn về chụp nhũ ảnh thì có được vận hành máy chụp X-quang hay không? (Hình từ Internet)

Nhân viên điều dưỡng có thời gian thực hành khám chữa bệnh bao lâu?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh, có quy định như sau:

Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
3. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
4. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh dinh dưỡng lâm sàng là 06 tháng.
5. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh cấp cứu viên ngoại viện là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về cấp cứu ngoại viện là 03 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
6. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh tâm lý lâm sàng là 09 tháng.
7. Trong quá trình thực hành phải lồng ghép nội dung hướng dẫn về các quy định pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, quy chế chuyên môn, đạo đức hành nghề, an toàn người bệnh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
8. Căn cứ phạm vi hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và quy định tại khoản 1 đến khoản 7 Điều này, cơ sở hướng dẫn thực hành xây dựng nội dung thực hành cụ thể đối với từng chức danh chuyên môn mà cơ sở dự kiến tổ chức hướng dẫn thực hành.

Theo đó, nhân viên điều dưỡng trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề cần phải qua thời gian thực hành khám chữa bệnh 06 tháng trong đó:

+ 05 tháng thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh

+ 01 tháng thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu.

Thời gian tạm dừng thực hành khám chữa bệnh đối với nhân viên điều dưỡng là bao lâu?

Theo Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định:

Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
2. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
a) Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu;
b) Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.

Theo đó, trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, nhân viên điều dưỡng được tạm dừng thực hành khám chữa bệnh trong thời gian tối đa 12 tháng.

Nhân viên điều dưỡng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nhân viên điều dưỡng đã học khóa đào tạo ngắn hạn về chụp nhũ ảnh thì có được vận hành máy chụp X-quang hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nhân viên điều dưỡng
211 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên điều dưỡng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào