Người sử dụng lao động giúp việc gia đình có nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
- Người sử dụng lao động giúp việc gia đình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào thì được coi là đúng luật?
- Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình không cần báo trước khi nào?
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động giúp việc gia đình có nghĩa vụ gì?
Người sử dụng lao động giúp việc gia đình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như thế nào thì được coi là đúng luật?
Căn cứ Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động giúp việc gia đình khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người giúp việc phải báo trước ít nhất 15 ngày thì được coi là đúng luật.
Người sử dụng lao động giúp việc gia đình có nghĩa vụ gì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật? (Hình từ Internet)
Được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình không cần báo trước khi nào?
Căn cứ điểm d2 khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Quy định về hình thức hợp đồng lao động theo Điều 14 và khoản 1 Điều 162; nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo Điều 16; nội dung hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 35, khoản 3 Điều 36 và khoản 2 Điều 162; nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40, Điều 41; trợ cấp thôi việc theo Điều 46 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
...
d) Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mỗi bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp sau thì không phải báo trước:
...
d2) Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì các lý do: Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động; người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
...
Như vậy, từ những quy định trên thì người sử dụng lao động giúp việc gia đình không cần báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường sau dây:
- Người giúp việc gia đình không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động;
- Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động giúp việc gia đình có nghĩa vụ gì?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Quy định về hình thức hợp đồng lao động theo Điều 14 và khoản 1 Điều 162; nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động theo Điều 16; nội dung hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 21; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 2 Điều 35, khoản 3 Điều 36 và khoản 2 Điều 162; nghĩa vụ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo Điều 40, Điều 41; trợ cấp thôi việc theo Điều 46 của Bộ luật Lao động được thực hiện như sau:
...
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại điểm d khoản này. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 40, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định tại Điều 41 của Bộ luật Lao động. Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước theo điểm d khoản này thì phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước;
...
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì người sử dụng lao động giúp việc gia đình có nghĩa vụ sau đây:
- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết;
- Phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động;
- Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm thời hạn báo trước thì phải trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?