Người mệnh Kim nên làm nghề gì để phát triển? Có quy định trả lương dựa theo ngành nghề không?
Người mệnh Kim có tính cách như thế nào?
Những người mệnh Kim hợp với hướng Tây và các ngành nghề có liên quan đến kinh doanh vật liệu, kim khí hay máy móc. Nhìn chung, họ có thể ưu tiên lựa chọn các nghề như giám sát, quản lý, kim hoàn, ngành khai thác lâm sản, cơ khí, cơ điện, hay những lĩnh vực liên quan đến tài chính, ngân hàng, kế toán, kinh doanh chứng khoán.
Người mệnh Kim có thể hi sinh mọi thứ xung quanh mình để theo đuổi sự nghiệp, trở thành nhà tổ chức giỏi. Vì quá tự tin vào những gì mình làm nên họ khá cứng nhắc, kém linh hoạt, khó thay đổi, hay đối đầu.
Những người mệnh Kim là người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ. Vì vậy khi chọn được một ngành nghề phù hợp với bản mệnh, sự nghiệp của bạn sẽ dễ dàng thăng tiến, gặt hái được nhiều thành công.
Hơn nữa, họ có thể thử sức với công việc liên quan đến tin học như sản xuất phần cứng máy tính, trò chơi điện tử,… Ngoài ra, đừng quên dựa trên sở trường cùng kiến thức, năng lực của bản thân kết hợp với nhu cầu của xã hội để tìm ra nghề nghiệp phù hợp nhất cho mình.
Các năm sinh của người thuộc mệnh Kim:
Sinh năm 1932, 1992 – Nhâm Thân
Sinh năm 1955, 2015 – Ất Mùi
Sinh năm 1984, 1924 – Giáp Tý
Sinh năm 1933, 1993 – Tuổi Quý Dậu
Sinh năm 1962, 2022 – Tuổi Nhâm Dần
Sinh năm 1985, 1925 – Tuổi Ất Sửu
Sinh năm 1940, 2000 – Tuổi Canh Thìn
Sinh năm 1963, 2023 – Tuổi Quý Mão
Sinh năm 1941, 2001 – Tuổi Tân Tỵ
Sinh năm 1970, 2030 – Tuổi Canh Tuất
Sinh năm 1954, 2014 – Tuổi Giáp Ngọ
Sinh năm 1971, 2031 – Tuổi Tân Hợi
Người mệnh Kim nên làm nghề gì để phát triển? (Hình từ Internet)
Người mệnh Kim nên làm nghề gì để phát triển?
Theo quy luật ngũ hành, thì Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa Sinh Thổ và Thổ sinh Kim. Chính vì vậy, mệnh Kim hợp mệnh Thủy và mệnh Thổ. Bởi vì, khi kim loại nung ở nhiệt độ cao sẽ thành chất lòng là Thủy và Thổ là nơi tạo ra kim loại là Kim. Nhờ vào mối quan hệ này, khi kết hợp các mệnh Kim – Thủy hoặc Kim – Thổ lại với nhau thì việc làm ăn với người hợp mệnh thì công việc sẽ gặt hái nhiều thành công nhanh chóng, có quý nhân phù trợ, gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió,..
Ngoài các mệnh hợp, thì người mệnh Kim cần tránh những mệnh Mộc và mệnh Hỏa. Khi kết hợp mệnh Kim – Mộc hay Kim – Hỏa bạn sẽ gặp nhiều bất lợi trong cuộc sống cũng như công việc, gia đình mâu thuẫn và lục đục.
Dựa trên mối quan hệ Ngũ hành, người mệnh Kim sẽ phù hợp với những ngành nghề liên quan đến hành Thổ, Kim và hành Mộc. Dưới đây là một số ngành nghề phù hợp với người mệnh Kim.
(1) Nhóm nghề liên quan đến hành Thổ
Người mệnh Kim có khả năng thuyết phục với sự tự tin cao, họ có thể tham gia vào nhiều ngành nghề đứng trước đám đông hoặc ống kính máy quay như: MC, nhà báo, biên tập viên, diễn viên, người mẫu.
Bên cạnh đó, những công việc như giáo viên hoặc các ngành liên quan quan đến thiên nhiên, môi trường, khai khoáng, xây dựng, kinh doanh bất động sản, gốm, sứ, vật liệu xây dựng, cát đá, thủy tinh.
(2) Nhóm nghề liên quan đến mệnh Kim
Bên cạnh các ngành liên quan đến hành Thổ, người mệnh Kim lựa chọn các ngành nghề mệnh Kim là ngành nghề tương sinh phù hợp. Những ngành nghề liên quan đến mệnh Kim bao gồm:
- Kiến trúc sư, sản xuất các trò chơi, âm nhạc
- Ngành công nghệ
- Ngành công nghiệp máy móc, cơ khí, sắt thép
- Thiết bị điện tử
- Ngành nghề liên quan đến kim khí, đồng hồ
- Ngân hàng tài chính
- Kinh doanh vàng bạc
- Sửa chữa, chế tạo phụ tùng
(3) Nhóm nghề liên quan đến hành Mộc
Bên cạnh những ngành nghề liên quan đến hành Kim và hành Thổ, người mệnh Kim còn có thể chọn những ngành nghề liên quan đến hành Mộc như:
- Kinh doanh các sản phẩm liên quan đến gỗ, giấy hoặc cây cối hoa lá
- Nghề mộc
- Nghề làm vườn
- Các sản phẩm liên quan đến nội thất, vật tư văn phòng, in ấn
- Ngành dệt may
- Ngành mỹ nghệ xây dựng
Lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Có quy định trả lương dựa theo ngành nghề không?
Tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
...
Đồng thời quy định tại Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
2. Tiền lương của người lao động theo các hình thức trả lương quy định tại khoản 1 Điều này được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. Người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương khi chọn trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động sẽ trả tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Do đó, có thể hiểu người sử dụng lao động sẽ không trả tiền lương dựa vào ngành nghề mà sẽ dựa theo thoả thuận của các bên để thực hiện công việc họ đang cần.
Và hình thức trả lương sẽ căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?