Người lao động Việt Nam tự ý ở lại nước ngoài sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bị xử phạt ra sao?

Chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động Việt Nam có được tự ý ở lại nước ngoài hay không? Trường hợp không cho phép nhưng người lao động vẫn ở lại nước ngoài thì bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi của anh Tiến (Tiền Giang).

Quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
i) Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
...

Như vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền theo quy định trên.

Người lao động Việt Nam tự ý ở lại nước ngoài sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bị xử phạt ra sao?

Người lao động Việt Nam tự ý ở lại nước ngoài sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì bị xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)

Chấm dứt hợp đồng lao động thì người lao động Việt Nam có được tự ý ở lại nước ngoài hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
...
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
đ) Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
e) Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
g) Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
h) Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
i) Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Như vậy, theo quy định thì người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.

Mức xử phạt người lao động có hành vi tự ý ở lại nước ngoài sau khi chấm dứt hợp đồng lao động?

Căn cứ khoản 1 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng đào tạo nghề mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...

Như vậy, người lao động Việt Nam có hành vi tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động là cá nhân bị chết thì hợp đồng lao động ký với người lao động trước đó có tiếp tục thực hiện?
Lao động tiền lương
Công ty có phải cung cấp tài liệu về quá trình làm việc của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Tải mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất hiện nay ở đâu? Không thông báo chấm dứt hợp đồng lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động có dùng làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Lao động tiền lương
Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn có phải hoàn trả chi phí đào tạo không?
Lao động tiền lương
03 trách nhiệm của công ty bắt buộc thực hiện khi chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
Lao động tiền lương
Chi phí gửi các tài liệu về quá trình làm việc cho người lao động khi chấm dứt HĐLĐ do ai trả?
Lao động tiền lương
Công ty cung cấp thông tin không trung thực thì người lao động có đương nhiên chấm dứt HĐLĐ hay không?
Lao động tiền lương
Có quy định mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Lao động tiền lương
NLĐ được chấm dứt hợp đồng lao động khi nơi làm việc thực tế khác với nơi làm việc giao kết trên hợp đồng lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chấm dứt hợp đồng lao động
1,340 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chấm dứt hợp đồng lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chấm dứt hợp đồng lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào