Người lao động tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp có chuyển sang hộ gia đình được không?
Người lao động tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp có chuyển sang hộ gia đình được không?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) quy định các đối tượng được đóng bảo hiểm y tế theo diện hộ gia đình như sau:
Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế."
Theo đó các đối tượng loại trừ theo quy định tại khoản 1 bao gồm:
- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
- Nhóm do ngân sách nhà nước đóng.
- Nhóm thuộc ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng.
- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.
Như vậy trường hợp đang tham gia bảo hiểm y tế tại công ty thì theo quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP sẽ thuộc nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng được quy định như sau:
Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức."
Vì thế người lao động không chuyển qua đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được.
Hiện nay người lao động phải đóng bảo hiểm y tế với mức bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 uy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định:
Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.
Đối với đối tượng quy định tại Điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17: Mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung (đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc 4,5% tiền lương tháng ghi trong HĐLĐ (đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động); trong đó, Công an đơn vị, địa phương đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.
...
Như vậy người lao động sẽ đóng bảo hiểm y tế băng 1,5% mức tiền lương tháng.
Người lao động tham gia bảo hiểm y tế tại doanh nghiệp có chuyển sang hộ gia đình được không? (Hình từ Internet)
Đang chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế có được hỗ trợ tiền khám bệnh không?
Tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008 quy định như sau:
Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó."
Như vậy muốn được hưởng bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ thì khi đi khám bệnh chị cần xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ và một loại giấy tờ chứng minh nhân thân (CMND,CCCD,..)
Tại khoản 4 Điều 30 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định mức thanh toán trực tiếp đối với trường hợp người bệnh đi khám, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (không xuất trình thẻ Bảo hiểm y tế) được quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám, chữa bệnh đối với trường hợp khám, chữa bệnh nội trú.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?