Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau?
- Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào khi giao kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau?
- Các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động mà người lao động được hưởng khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động?
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng được tính như thế nào khi người lao động có nhiều hợp đồng lao động?
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào khi giao kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
..
2. Trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người lao động được giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo nguyên tắc đóng, hưởng do Chính phủ quy định.
Và quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc (sau đây gọi tắt là người lao động), bao gồm:
...
đ) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Không bao gồm người lao động là người giúp việc gia đình;
...
Theo đó, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì:
- Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động khi giao kết với người lao động hợp đồng lao động sau:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên;
+ Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
- Người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động nào thì đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho hợp đồng lao động đó.
- Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức là 0,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. (Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP)
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động như thế nào khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau?
(Hình từ Internet)
Các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động mà người lao động được hưởng khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động
1. Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật An toàn, vệ sinh lao động, nếu bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, được Quỹ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả các chế độ sau đây:
a) Các chế độ theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm: Chi phí giám định thương tật, bệnh tật; trợ cấp hằng tháng hoặc một lần; trợ cấp phục vụ; hỗ trợ phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động; đóng bảo hiểm y tế cho người nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
b) Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động và huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Chương III của Nghị định này.
...
Theo đó, người lao động có hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác, khi bị tai nạn lao động cũng được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm tai nạn lao động như các trường hợp khác theo quy định Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng được tính như thế nào khi người lao động có nhiều hợp đồng lao động?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 88/2020/NĐ-CP dẫn chiếu đến điểm d khoản 7 Điều 11 Nghị định 88/2020/NĐ-CP về tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp tai nạn lao động hằng tháng
Thời gian, tiền lương tháng làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
...
7. Tiền lương đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp làm căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xác định như sau:
..
d) Trường hợp người lao động đồng thời giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì tiền lương tính hưởng trợ cấp bằng tổng các mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của tất cả các hợp đồng lao động tại tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc bị bệnh nghề nghiệp của lần sau cùng nhưng không quá 20 tháng lương cơ sở.
Theo đó, trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động khác nhau thì:
Tiền lương tính hưởng trợ cấp = Tổng tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của tất cả các hợp đồng lao động.
+ Tiền lương tháng tính ở tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động
+ Tiền lương tính hưởng trợ cấp không cao hơn 20 lần mức lương cơ sở.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?