Người lao động ở vùng nào sẽ có sóng 5G? Danh sách các nơi có sóng 5G (Viettel) tính đến ngày 10/10/2024?
- Người lao động ở vùng nào sẽ có sóng 5G? Danh sách các nơi có sóng 5G (Viettel) tính đến ngày 10/10/2024?
- Mức lương tối thiểu vùng của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Mức lương tối thiểu vùng là dùng để xác định tiền lương của người lao động đúng không?
- Người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động thông qua ủy quyền được không?
Người lao động ở vùng nào sẽ có sóng 5G? Danh sách các nơi có sóng 5G (Viettel) tính đến ngày 10/10/2024?
5G là viết tắt của 5th Generation, hay được gọi là thế hệ thứ 5 của mạng di động với nhiều cải tiến hơn so với 4G. 5G được thiết kế để tăng tốc độ và khả năng phản hồi nhanh chóng của mạng không dây.
- Viettel đã có các điểm phủ sóng 5G tại 63 tỉnh thành Việt Nam. Danh sách các nơi có sóng 5G (Viettel) tính đến ngày 10/10/2024 cụ thể:
Xem danh sách các nơi có sóng 5G (Viettel) tính đến ngày 10/10/2024: TẠI ĐÂY
- Mạng 5G VinaPhone đã phủ sóng tại quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), quận 1 và quận 3 (TPHCM).
Như vậy, người lao động ở các vùng có sóng 5G thuộc danh sách các nơi có sóng 5G (Viettel) tính đến ngày 10/10/2024 và các nơi có mạng 5G VinaPhone trên.
Mức lương tối thiểu vùng của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng của người lao động hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:
- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng;
- Vùng 2 là 4.410.000đồng/tháng;
- Vùng 3 là 3.860.000đồng/tháng;
- Vùng 4 là 3.450.000đồng/tháng.
>>> Tra cứu mức lương tối thiểu 2024 của 63 tỉnh, thành đầy đủ nhất: Tại đây.
Người lao động ở vùng nào sẽ có sóng 5G? Danh sách các nơi có sóng 5G (Viettel) tính đến ngày 10/10/2024? (Hình từ Internet)
Mức lương tối thiểu vùng là dùng để xác định tiền lương của người lao động đúng không?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Và căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó, tiền lương của người lao động là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo quy định thì mức lương tối thiểu vùng theo tháng, theo giờ là dùng để xác định tiền lương thấp nhất của người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
Người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động thông qua ủy quyền được không?
Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Theo quy định, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp cho người lao động. Tuy nhiên, người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp nếu người lao động không thể nhận lương trực tiếp.
Như vậy, người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động thông qua ủy quyền nếu việc ủy quyền thực hiện hợp pháp.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?