Người lao động nghỉ ngang tự chốt sổ BHXH thế nào?
Người lao động nghỉ ngang tự chốt sổ BHXH thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
...
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Bên cạnh đó, khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cũng có quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.
Chiếu theo quy định trên, có thể thấy trách nhiệm chốt sổ BHXH là của người sử dụng lao động, người lao động không thể tự chốt sổ BHXH cho mình.
Người sử dụng lao động phải hoàn thành việc chốt sổ BHXH với cơ quan BHXH và trả sổ BHXH, các loại giấy tờ mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, pháp luật chỉ quy định người sử dụng lao động phải có trách nhiệm chốt sổ BHXH cho người lao động trong tháng người lao động nghỉ việc, không phân biệt người lao động nghỉ việc vì lí do gì.
Vì thế, dù người lao động là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bị đuổi việc, mất việc hoặc nghỉ việc đúng pháp luật thì người sử dụng lao động vẫn có trách nhiệm phải chốt BHXH cho người lao động.
Như vậy, trường hợp người lao động nghỉ ngang thì không thể tự chốt sổ BHXH cho mình mà phải thông qua người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ BHXH người lao động dù cho người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Người lao động nghỉ ngang tự chốt sổ BHXH thế nào?
Chốt sổ BHXH là gì?
Chốt sổ BHXH là một cách nói khác của việc xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN của người lao động khi người lao động dừng đóng BHXH tại nơi mình đang làm việc do chấm dứt hợp đồng lao động, thôi việc, đủ tuổi nghỉ hưu,...
Ngày chốt sổ BHXH sẽ làm căn cứ để tính toán các chế độ BHXH cho người lao động. Ngoài ra việc chốt sổ BHXH còn giúp người lao động kiểm tra lại quá trình đóng BHXH của mình và giúp cơ quan BHXH dễ dàng quản lý dữ liệu về người tham gia BHXH.
Có thể thấy, chốt sổ BHXH là một thủ tục quan trọng đối với người lao động. Do đó, người lao động cần lưu ý thực hiện đúng quy trình và thủ tục chốt sổ BHXH để đảm bảo quyền lợi của mình.
*Thông tin mang tính chất tham khảo.
Người lao động có 02 hợp đồng lao động thì đóng BHXH như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
...
Như vậy, trường hợp người lao động có 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị, doanh nghiệp khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Đối với BHTNLĐ, BNN thì đóng theo từng hợp đồng lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?