Người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam không có chứng chỉ chuyên môn sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam không có chứng chỉ chuyên môn sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt khi phát hiện người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam không có chứng chỉ chuyên môn không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có chứng chỉ chuyên môn khi làm việc trên tàu biển Việt Nam?
Người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam không có chứng chỉ chuyên môn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ thuyền viên và hộ chiếu của thuyền viên
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu của thuyền viên theo quy định hoặc có nhưng hết hạn.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn các chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên giả mạo hoặc đã bị sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên, hộ chiếu thuyền viên đối với hành vi vi phạm tại Khoản 3 Điều này.
Theo đó, thuyền viên làm việc trên tàu thuyền không có đủ chứng chỉ chuyên môn sẽ có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng.
Người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam không có chứng chỉ chuyên môn sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt khi phát hiện người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam không có chứng chỉ chuyên môn không?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
...
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
...
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
...
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
...
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
...
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
...
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
...
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
...
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
...
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
...
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
...
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
...
Theo đó, cảnh sát biển giữ các chức vụ sau có thẩm quyền xử phạt khi phát hiện người lao động làm việc trên tàu biển Việt Nam không có chứng chỉ chuyên môn:
- Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển;
- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển;
- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển;
- Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển; Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
- Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
- Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không có chứng chỉ chuyên môn khi làm việc trên tàu biển Việt Nam?
Theo quy định tại điểm khoản 1 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020 như sau:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
...
Như vậy, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không có chứng chỉ chuyên môn khi làm việc trên tàu biển Việt Nam là 01 năm kể từ ngày:
- Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
- Các ngạch Thẩm phán có hiệu lực từ 1/1/2025?
- Toàn bộ các đối tượng cảnh vệ cụ thể từ 1/1/2025? Cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ là ai?
- Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị này là gì?
- Công đoàn cấp trên có trách nhiệm gì trong việc thành lập nghiệp đoàn cơ sở?
- Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền gì? Thẩm phán có cần giải trình về quan điểm xét xử của mình không?