Người lao động làm nghề tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng những chế độ gì?
Người lao động làm nghề tự do được đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp nào?
Tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Phương thức đóng
Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
...
Theo đó, người lao động làm nghề tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đóng bù một lần những năm còn thiếu khi đáp ứng các điều kiện:
- Đã đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu
- Chưa đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, và không quá 10 năm (120 tháng)
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
Thời điểm đóng
...
3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Theo đó, người lao động khi tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì khi có nguyện vọng tiếp tục tham gia sẽ được phép đóng bù vào thời gian tạm dừng trước đó.
Như vậy, có 2 trường hợp người lao động làm nghề tự do được phép đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện:
- Đóng bù cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu;
- Đóng bù vào thời gian tạm dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó.
Người lao động làm nghề tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng những chế độ gì? (Hình từ Internet)
Mức đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động làm nghề tự do là bao nhiêu?
(1) Trường hợp đóng bù để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được hưởng lương hưu.
Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì trường hợp đóng bù để hưởng lương hưu thì sẽ mức đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ tương ứng với số năm còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Tuy nhiên, trường hợp này không được đóng bù quá 10 năm (120 tháng)
Ví dụ: Bà B đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 1/2010, đến tháng 1/2023 bà B đủ tuổi nghỉ hưu, nhưng tính đến lúc này bà B chỉ mới đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được 13 năm. Bà B có thể đóng bù thêm 7 năm nữa để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.
(2) Trường hợp đóng bù vào thời gian tạm dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó
Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được đóng bù cho khoảng thời gian đã tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội trước đó nếu có nhu cầu.
Theo đó, số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng
Và có áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Người lao động làm nghề tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng những chế độ gì?
Tại khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo đó, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng quyền lợi từ 02 chế độ hưu trí và tử tuất như đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Như vậy, lao động làm nghề tự do tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng quyền lợi và các khoản tiền trợ cấp sau:
- Hưởng tiền lương hưu hằng tháng.
- Nhận tiền trợ cấp một lần theo quy định tại Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Hưởng chế độ tử tuất, bao gồm:
+ Tiền trợ cấp mai táng.
+ Tiền trợ cấp tuất một lần.
- Quyền lợi về khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 và điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
- Được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 78 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?