Người lao động là người giúp việc gia đình có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Người giúp việc gia đình có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Căn cứ Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Như vậy, theo quy định trên thì một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
Do đó, người lao động là người giúp việc gia đình được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
Người lao động là người giúp việc gia đình có được đơn phương chấm dứt hợp đồng không? (Hình từ Internet)
Chấm dứt hợp đồng lao động thì người giúp việc gia đình có được nhận tiền tàu xe về quê không?
Căn cứ Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.
4. Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận.
5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.
6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Như vậy, trong trường hợp người lao động là người giúp việc gia đình thôi việc và trở về nơi cư trú thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả cho phí tàu xe giao thông cho người giúp việc gia đình.
Tuy nhiên, người sử dụng lao động sẽ không phải trả phí tàu xe nếu người giúp việc gia đình trong trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn cho dù đã xin chấm dứt hợp đồng đúng trình tự thủ tục trước hạn như xin nghỉ trước 15 ngày, bàn giao công việc...
Ngoài ra, người sử dụng lao động không phải trực tiếp mua, thanh toán chi phí tàu xe giao thông nhưng phải chi trả cho người giúp việc gia đình tự mình thanh toán theo đúng chi phí trong hóa đơn tàu xe giao thông.
Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về lao động là người giúp việc gia đình
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình;
b) Không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Buộc người sử dụng lao động trả lại giấy tờ tùy thân cho lao động là người giúp việc gia đình đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
d) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho lao động là người giúp việc gia đình khi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ bị phạt cảnh cáo đối với hành vi không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú.
Trong trường hợp đã vi phạm và bị cảnh cảo vì hành vi không trả tiền tàu xe đi đường khi lao động là người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú một lần mà vẫn tiếp tục tái phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Ngoài ra, người sử dụng lao động còn bị buộc phải trả đủ tiền tàu xe đi đường cho lao động là người giúp việc gia đình.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?