Người lao động không đến nhận trợ cấp thì có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là như thế nào?
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là việc giữ lại thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động để làm căn cứ tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo khi người lao động đủ điều kiện. Người lao động sẽ được giữ nguyên quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp khi họ chưa hưởng hết hoặc không hưởng số tiền trợ cấp của mình.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu xác định như sau:
Người lao động không đến nhận trợ cấp thì có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp không? (Hình từ Internet)
Người lao động không đến nhận trợ cấp thì có được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp?
Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH, có quy định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp, cụ thể như sau:
Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu xác định như sau:
...
d) Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp
Người lao động không đến nhận tiền và không thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu tại quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
...
Như vậy, trường hợp người lao động không đến nhận trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu sẽ tương ứng với số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Ví dụ về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động không đến nhận trợ cấp
Sau đây là một số ví dụ cụ thể mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra để người lao động có thể hiểu rõ hơn về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp khi không đến nhận trợ cấp thất nghiệp:
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị L có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 12 tháng, được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Bà L đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên. Tuy nhiên, sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, bà L vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai và thứ ba. Như vậy, bà L đã nhận trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bà L được bảo lưu là 0 tháng.
Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn M có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 18 tháng; được hưởng trợ cấp thất nghiệp 03 tháng. Ông M chưa nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đầu tiên; sau đó, ông M không thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm nên bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai đến hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông M không đến nhận tiền. Như vậy, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của ông M được bảo lưu là 12 tháng (tương ứng với 01 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà ông M không đến nhận tiền).
Ví dụ 3: Ông Phạm Văn N có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 15 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Ông N đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên, đã thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm tháng thứ 2 nhưng không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đó. Ông N bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ ba. Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông N vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai. Như vậy, ông N đã hưởng trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của ông N là 03 tháng.
Ví dụ 4: Ông Phạm Văn N có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 15 tháng, ông được hưởng trợ cấp thất nghiệp với thời gian là 03 tháng. Ông N đã nhận trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên, đã thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm tháng thứ 2 nhưng không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đó. Ông N bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng thứ ba. Sau 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp, ông N vẫn không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ hai. Như vậy, ông N đã hưởng trợ cấp thất nghiệp 01 tháng (tương ứng với 12 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp) nên thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu của ông N là 03 tháng.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?