Người lao động đồng ý nhận tiền lương bằng sản phẩm của công ty để giúp công ty vượt qua khó khăn thì công ty có vi phạm pháp luật về việc trả lương hay không?
Trả lương cho người lao động bằng sản phẩm vi phạm pháp luật?
Căn cứ Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019 thì:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Theo đó, khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.
Cũng theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Theo đó, tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
Do đó, có thể thấy việc công ty trả lương cho người lao động sẽ được căn cứ vào tiền lương mà các bên đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc của người lao động đó.
Khoản tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động phải bằng tiền Đồng Việt Nam. Riêng trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì công ty có thể trả lương bằng ngoại tệ.Tiền lương này có thể trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thông qua tài khoản cá nhân của người lao động mở tại ngân hàng.
Vậy nên người sử dụng lao động buộc phải trả lương bằng tiền cho người lao động chứ không được trả lương bằng sản phẩm.
Người lao động đồng ý nhận tiền lương bằng sản phẩm của công ty thì công ty có vi phạm không? (Hình ảnh từ Internet)
Thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm công ty có được hay không?
Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về thưởng như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, thưởng không phải là chính sách bắt buộc mà công ty phải thực hiện. Dựa trên tình hình quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động kết hợp với khả năng tài chính của công ty mà người sử dụng lao động có thể thưởng hoặc không thưởng cho người lao động.
Nếu có thưởng, công ty cũng được tự do lựa chọn hình thức thưởng. Cụ thể, công ty có thể thưởng bằng tiền hoặc bằng tài sản hoặc quà do công ty sản xuất, kinh doanh hoặc cũng có thể thưởng bằng hình thức khác có lợi ích về mặt tinh thần như thưởng chuyến du lịch,...
Như vậy, mặc dù bắt buộc phải trả lương cho người lao động bằng tiền nhưng pháp luật không cấm công ty được thưởng cho nhân viên bằng sản phẩm. Vì vậy tuỳ theo công ty và lựa chọn hình thức thưởng của từng công ty mà sẽ thưởng bằng tiền hay quà, sản phẩm.
Người lao động đồng ý nhận tiền lương bằng sản phẩm của công ty để giúp công ty vượt qua khó khăn thì công ty có vi phạm pháp luật về việc trả lương hay không?
Pháp luật quy định về trường hợp công ty ép nhân viên nhận lương bằng sản phẩm sẽ bị xử phạt, mức phạt được căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiẻm xã hội, người lao động đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Mặc dù pháp luật quy định tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
Tuy nhiên, pháp luật luôn đề cao sự thoả thuận giữa các bên trong vấn đề lao động, tiền lương. Chỉ cần các bên không làm trái quy định của pháp luật, vi phạm pháp luật đồng thời sự thoả thuận của các bên không bị thúc ép, ép buộc thì việc người lao động chấp nhận nhận tiền lương bằng sản phẩm của công ty nhằm giúp công ty đi qua giai đoạn khó khăn là điều mà pháp luật không cấm.
Vậy nên, nếu hai bên đã có thoả thuận và người lao dộng đồng ý nhận lương bằng sản phẩm thì công ty không vi phạm quy định của pháp luật về việc trả lương.
- Nghị quyết 24: Chính thức thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đối với cán bộ công chức viên chức thì các khoản chi ngoài lương kèm theo NQ có áp dụng không?
- Độ tuổi lao động năm 2025 của người lao động theo Bộ luật Lao động mới nhất là bao nhiêu tuổi?
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?