Người lao động đình công được giải quyết quyền lợi thế nào?
Người lao động đình công được giải quyết quyền lợi thế nào?
Tại khoản 2 Điều 207 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công như sau:
Tiền lương và các quyền lợi hợp pháp khác của người lao động trong thời gian đình công
...
2. Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo đó, trong những ngày đình công, người lao động sẽ không được thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ việc, đồng thời cũng không được hưởng các quyền lợi khác, trừ trường các bên có thỏa thuận.
Riêng trường hợp người lao động không tham gia đình công nhưng phải ngừng việc vì lý do đình công thì được doanh nghiệp trả lương ngừng việc theo mức thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.
Tuy nhiên mức lương ngừng việc tối thiểu phải bằng lương tối thiểu vùng. Hiện nay, lương tối thiểu vùng đang được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Người lao động đình công được giải quyết quyền lợi thế nào?
Người lao động không được đình công ở khu vực nào?
Tại Điều 105 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công
Ban hành Danh mục nơi sử dụng lao động không được đình công gồm những doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe con người theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, danh sách các doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp mà việc đình công có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe con người theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP gồm những khu vực sau:
PHỤ LỤC VI
DANH MỤC NƠI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC ĐÌNH CÔNG (Kèm theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)
- Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện:
+ 03 đơn vị thuộc công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm: Công ty Thuỷ điện Hoà Bình; công ty Thuỷ điện Sơn La, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia;
+ Công ty Nhiệt điện Duyên Hải thuộc Tổng Công ty Phát điện 1;
+ Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ thuộc Tổng công ty Phát điện 3;
+ Các công ty truyền tải điện thuộc Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia.
- Thăm dò, khai thác, sản xuất, cung cấp dầu khí
+ Công ty Điều hành đường ống Tây Nam thuộc Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam;
+ 02 đơn vị thuộc Tổng công ty Thăm giò và Khai thác dầu khí, gồm: Công ty điều hành Thăm dò khai thác Dầu khí trong nước; Công ty liên doanh điều hành Vietgazprom.
+ 08 đơn vị thuộc Tổng công ty Khi Việt Nam, gồm: Công ty Chế biến khí Vũng Tàu; công ty Vận chuyển khi Đông Nam Bộ; công ty kinh doanh sản phẩm khi; công ty khí Cà Mau; Công ty đường ống khi Nam Côn Sơn; Công ty cổ phần LPG Việt Nam; công ty cổ phần kinh doanh khi Miền Nam; công ty cổ phần Phân phối khí thấp Dầu khí Việt Nam;
+ Liên doanh Việt - Nga Vietsopetro.
- Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải
+ Các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;
+ Các cảng hàng không thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, gồm: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Cần Thơ.
+ Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc.
+ Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hoa tiêu hàng hải TKV.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam.
- Cung cấp hạ tầng thông tin và truyền thông
+ Tổng Công ty Hạ tầng mạng thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;
+ Tổng công ty mạng lưới Viettel thuộc Tập đoàn Công - Viễn thông Quân đội.
- Các doanh nghiệp cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường trực tiếp phục vụ cho các thành phố trực thuộc trung ương.
- Trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh
Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh bao gồm:
+ Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quốc phòng, Bộ Công an;
+ Có ngành, lĩnh vực hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ban hành;
Người lao động đang tham gia đình công phải làm gì khi đã có quyết định về cuộc đình công là bất hợp pháp?
Tại khoản 2 Điều 217 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Xử lý vi phạm
...
2. Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.
Nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?