Người lao động đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì cần làm gì để được đóng tiếp bảo hiểm xã hội ở công ty mới?
Người lao động nghỉ việc có nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?
Tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 có quy định như sau:
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
...
Theo đó, hiện nay pháp luật cho phép người lao động khi nghỉ việc sau một năm có thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần khi chưa đủ số năm được hưởng lương hưu.
Hiện nay, nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội đã chọn phương thức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thay vì hưởng lương hưu hằng tháng.
Khi người lao động nhận bảo hiểm xã hội 1 lần thì gần như không nhận lương hưu hằng tháng nữa, sau khi về già hằng tháng người lao động sẽ không được nhận lương hưu nữa.
Vì vậy, người lao động nên cân nhắc kỹ lưỡng hơn, bởi lẽ nếu tính xa thì tổng mức hưởng lương hưu theo tháng có thể sẽ cao hơn so với mức bảo hiểm xã hội 1 lần.
Người lao động đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì cần làm gì để được đóng tiếp bảo hiểm xã hội ở công ty mới? (Hình từ Internet)
Người lao động đã rút bảo hiểm xã hội 1 lần thì cần làm gì để được đóng tiếp bảo hiểm xã hội ở công ty mới?
Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần và đến công ty mới làm việc, người lao động sẽ được đóng bảo hiểm nếu ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên với công ty đó.
Đồng thời, tại điểm 2.13 khoản 2 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định:
Giải thích từ ngữ
...
2. Giải thích từ ngữ
Trong Văn bản này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2.13. Mã số BHXH: là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT.
Theo đó, mỗi cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp cho 1 mã số bảo hiểm xã hội và ghi nhận mã số này trên sổ bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế của người lao động.
Đây chính là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia bảo hiểm xã hội để cơ quan bảo hiểm xã hội theo dõi và quản lý thông tin đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Vì sau khi rút bảo hiểm xã hội 1 lần, sổ bảo hiểm xã hội sẽ bị cơ quan bảo hiểm xã hội thu lại theo nội dung hướng dẫn quy trình giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần tại Thủ tục số 9, Mục III Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, tuy nhiên, mã số bảo hiểm xã hội của người lao động đó không bị xóa trên cơ sở dữ liệu.
Mặt khác theo Điều 23 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 2 Quyết định 490/QĐ-BHXH năm 2023 có quy định như sau:
Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Thành phần hồ sơ
1.1. Người lao động
a) Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
b) Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Tiết a, c và d Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
1.2. Đơn vị:
a) Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).
b) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).
Theo đó, việc khai thông tin tham gia bảo hiểm xã hội không yêu cầu phải nộp lại sổ bảo hiểm xã hội nên nếu người lao động đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì khi tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội ở đơn vị mới, người lao động phải kê khai mã số bảo hiểm xã hội cũ đã cấp trước đó vào Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Mẫu TK1-TS và nộp cho công ty mới để khi công ty báo tăng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ cấp sổ bảo hiểm xã hội mới theo mã số bảo hiểm xã hội cũ đã cấp cho người lao động.
Tải tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội ở đâu?
Hiện nay, mẫu Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT được thực hiện theo Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017.
Tải Mẫu TK1-TS: Tại đây
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?