Người lao động đã nghỉ hưu có được đề nghị khám giám định bệnh nghề nghiệp hay không?

Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động hiện nay là bao nhiêu? Người lao động đã nghỉ hưu có được đề nghị khám giám định bệnh nghề nghiệp hay không? Câu hỏi của chị T.C (Tuyên Quang).

Người lao động đã nghỉ hưu có được đề nghị khám giám định bệnh nghề nghiệp hay không?

Tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư 56/2017/TT-BYT có quy định:

Trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định
1. Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa đối với các trường hợp sau đây:
a) Giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Giám định lần đầu để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;
c) Giám định đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Giám định để xác định không đủ sức khỏe để nuôi con sau khi sinh, người lao động phải nghỉ dưỡng thai hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
đ) Giám định đối với đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động;
g) Giám định tái phát, bao gồm cả người lao động đã nghỉ việc đề nghị khám giám định tái phát;

Theo quy định nêu trên, người lao động đã nghỉ hưu vẫn có thể khám giám định bệnh nghề nghiệp nếu có đề nghị.

Người lao động đã nghỉ hưu có được đề nghị khám giám định bệnh nghề nghiệp hay không?

Người lao động đã nghỉ hưu có được đề nghị khám giám định bệnh nghề nghiệp hay không? (Hình từ Internet)

Độ tuổi nghỉ hưu của người lao động hiện nay là bao nhiêu?

Tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường vào năm 2023 là đủ 60 tuổi 9 tháng đối với lao động nam và đủ 56 tuổi đối với lao động nữ.

Sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Quy trình khám giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động đã nghỉ hưu được thực hiện như thế nào?

Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định về quy trình khám bệnh nghề nghiệp được tiến hành như sau:

Bước 1: Người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

- Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc (nếu người lao động đã làm việc trước ngày 15/8/2016 thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất)

- Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Bản sao hợp lệ của Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động hoặc Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính.

- Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

Bước 2: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo về việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người sử dụng lao động hoặc người lao động.

Nội dung thông báo bao gồm: Thời gian, địa điểm và các nội dung cần thiết khác liên quan đến khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

Bước 3: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thực hiện khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lần đầu cho người lao động.

Nội dung khám bệnh nghề nghiệp bao gồm:

- Khám đầy đủ nội dung theo Phụ lục 4 Thông tư 28/2016/TT-BYT và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Lao động nữ khám thêm chuyên khoa phụ sản.

- Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại (nếu cần).

- Đối với các bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm thì khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ.

Bước 4: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tiến hành hội chẩn đối với trường hợp chẩn đoán các bệnh bụi phổi, phế quản, bệnh rung chuyển nghề nghiệp và trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

Bước 5: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp ghi đầy đủ các thông tin trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp và tổng hợp kết quả đợt khám.

Trường hợp người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp thì cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải lập Hồ sơ bệnh nghề nghiệp và lập báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

Bước 6: Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp phải trả sổ khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh nghề nghiệp.

Thời hạn: Trong 20 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt khám.

Giám định bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động đã nghỉ hưu có được đề nghị khám giám định bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Khám giám định bệnh nghề nghiệp tái phát gồm các nội dung nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giám định bệnh nghề nghiệp
801 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào