Người lao động có quyền yêu cầu đối thoại về việc thực hiện hợp đồng lao động không?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động có quyền yêu cầu đối thoại về việc thực hiện hợp đồng lao động hay không?

Người lao động có quyền yêu cầu đối thoại về việc thực hiện hợp đồng lao động không?

Căn cứ theo Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Theo đó, người lao động có quyền yêu cầu tổ chức đối thoại về việc thực hiện hợp đồng lao động.

Người lao động có quyền yêu cầu đối thoại về việc thực hiện hợp đồng lao động không?

Người lao động có quyền yêu cầu đối thoại về việc thực hiện hợp đồng lao động không? (Hình từ Internet)

Danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động có được công khai không?

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Số lượng, thành phần tham gia đối thoại tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
3. Việc xác định danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người sử dụng lao động và bên người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện định kỳ ít nhất 02 năm một lần và công bố công khai tại nơi làm việc. Trong khoảng thời gian giữa 02 kỳ, xác định thành viên tham gia đối thoại, nếu có thành viên đại diện không thể tiếp tục tham gia thì người sử dụng lao động hoặc từng tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động xem xét, quyết định bổ sung thành viên thay thế của tổ chức, nhóm mình và công bố công khai tại nơi làm việc.
4. Khi tiến hành đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động, ngoài các thành viên tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều này, hai bên thống nhất mời tất cả người lao động hoặc một số người lao động liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ theo quy định tại khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Lao động.

Theo đó, danh sách thành viên đại diện tham gia đối thoại của bên người lao động được công bố công khai tại nơi làm việc.

Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc phải được quy định cụ thể ở đâu?

Căn cứ theo Điều 37 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động.
Ở nơi làm việc có người lao động không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những người lao động này tự lựa chọn thành viên đại diện cho họ (sau đây gọi là nhóm đại diện đối thoại của người lao động) để tham gia đối thoại với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động. Số lượng thành viên nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định này.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc các nội dung chủ yếu sau để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động:
a) Nguyên tắc đối thoại tại nơi làm việc;
b) Số lượng, thành phần tham gia đối thoại của mỗi bên theo quy định tại Điều 38 Nghị định này;
c) Số lần, thời gian tổ chức đối thoại định kỳ hằng năm;
d) Cách thức tổ chức đối thoại định kỳ, đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên, đối thoại khi có vụ việc;
đ) Trách nhiệm của các bên khi tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Bộ luật Lao động;
e) Việc áp dụng quy định tại Điều 176 của Bộ luật Lao động đối với các thành viên đại diện tham gia đối thoại bên người lao động mà không phải là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
g) Nội dung khác (nếu có).
...

Theo đó, nguyên tắc đối thoại phải quy định cụ thể trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Đối thoại tại nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động có quyền yêu cầu đối thoại về việc thực hiện hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Công ty phải trả lời yêu cầu đối thoại của người lao động trong bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động từ chối khi người lao động đề nghị đối thoại về hình thức thưởng có được không?
Lao động tiền lương
Chủ thể nào có quyền quyết định số lượng, thành phần tham gia đối thoại với người sử dụng lao động?
Lao động tiền lương
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc bắt buộc có là nội dung nào?
Lao động tiền lương
Không công khai nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản đối thoại khi có yêu cầu của một trong các bên mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Phải có ít nhất 24 người lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Có được tổ chức đối thoại tại nơi làm việc đột xuất không theo định kỳ hay không?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cập nhật mới nhất năm 2024?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đối thoại tại nơi làm việc
29 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đối thoại tại nơi làm việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào