Người lao động có bắt buộc phải ký vào biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật hay không?

Người lao động có được nhờ luật sư bào chữa trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động hay không? NLĐ có bắt buộc phải ký vào biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật hay không?

Người lao động có được nhờ luật sư bào chữa trong cuộc họp xử lý kỷ luật lao động hay không?

Tại điểm b khoản 2 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
2. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
...
b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
...

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
...

Như vậy, theo quy định trên, cuộc họp xử lý kỷ luật phải có sự có mặt của người lao động và người lao động được quyền mời luật sư để bào chữa cho mình tại cuộc họp.

NLĐ có bắt buộc phải ký vào biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật hay không?

NLĐ có bắt buộc phải ký vào biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật hay không? (Hình từ Internet)

NLĐ có bắt buộc phải ký vào biên bản họp xử lý kỷ luật hay không?

Tại khoản 3 Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
...
3. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
4. Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động và gửi đến các thành phần phải tham dự quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động.

Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 có nội dung như sau:

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.

Như vậy, người lao động không bắt buộc phải ký vào biên bản họp xử lý kỷ luật lao động. Khi người lao động không ký vào biên bản họp xử lý kỷ luật thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký vào biên bản. Biên bản này vẫn là căn cứ để người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động theo các quy định nêu trên.

Người lao động được giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động trong trường hợp nào?

Tại Điều 126 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động, cụ thể như sau:

Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Theo quy định trên, người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Xử lý kỷ luật lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty xử lý kỷ luật lao động không đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Thông tin về cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được thông báo cho NLĐ khi nào?
Lao động tiền lương
Có được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm không?
Lao động tiền lương
Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động với NLĐ đang nghỉ thai sản tối đa bao lâu?
Lao động tiền lương
Khi nào công ty phải thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của NLĐ vi phạm kỷ luật?
Lao động tiền lương
Cắt lương có phải hình thức xử lý kỷ luật người lao động không?
Lao động tiền lương
Có được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nghỉ thai sản không?
Lao động tiền lương
Hình thức xử lý kỷ luật lao động kéo dài thời hạn nâng lương không quá bao nhiêu tháng?
Lao động tiền lương
Công ty phải thông báo cho người lao động về nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xử lý kỷ luật lao động
9,065 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xử lý kỷ luật lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào