Người lao động bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có được hỗ trợ học nghề theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)?
Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 55 Luật Việc làm 2013 quy định điều kiện được hỗ trợ học nghề như sau:
Điều kiện được hỗ trợ học nghề
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật
Theo đó khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
...
Tại khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
...
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Như vậy, để được hưởng hỗ trợ học nghề người lao động cần đáp ứng điều kiện quy định nêu trên.
Người lao động bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có được hỗ trợ học nghề theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)? (Hình từ Internet)
Người lao động bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có được hỗ trợ học nghề theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)?
Căn cứu theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định về các trường hợp không được hỗ trợ học nghề như sau:
Điều … Điều kiện được hỗ trợ học nghề, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
Kế thừa quy định như nội dung quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013.
Sửa đổi điều kiện hỗ trợ theo hướng quy định bổ sung một số trường hợp không được hỗ trợ học nghề gồm:
- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc/hợp đồng lao động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc.
- Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
Như vậy, Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) đã bổ sung trường hợp bị kỷ luật buộc thôi việc sẽ không được hỗ trợ học nghề.
Thời gian và mức hỗ trợ học nghề khi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật Việc làm 2013 quy định thời gian hỗ trợ học nghề như sau:
Thời gian, mức hỗ trợ học nghề
1. Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.
2. Mức hỗ trợ học nghề theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy theo quy định trên thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ học nghề như sau:
Mức hỗ trợ học nghề
1. Mức hỗ trợ học nghề
a) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 4.500.000 đồng/người/khóa đào tạo.
b) Đối với người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp người lao động tham gia khóa đào tạo nghề có những ngày lẻ không đủ tháng theo quy định của cơ sở đào tạo nghề nghiệp thì số ngày lẻ được tính theo nguyên tắc: Từ 14 ngày trở xuống tính là ½ tháng và từ 15 ngày trở lên được tính là 01 tháng.
Và theo Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) bổ sung quy định về thời gian và mức hỗ trợ học nghề như sau:
- Kế thừa quy định như nội dung quy định tại Điều 56 Luật Việc làm 2013.
- Bổ sung quy định người lao động được hỗ trợ hỗ trợ chi phí học nghề và chi phí khác (đi lại, sinh hoạt phí,…) theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?