Người hành nghề luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng về việc khiếu nại tố cáo cơ quan nhà nước khác không?

Khi ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác có quy định về luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng về việc khiếu nại tố cáo không?

Người hành nghề luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng về việc khiếu nại tố cáo cơ quan nhà nước khác không?

Căn cứ theo Quy tắc 29 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định như sau:

Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác
29.1. Khi tiếp xúc, làm việc với các cơ quan nhà nước khác với tư cách đại diện ngoài tố tụng, luật sư tư vấn hoặc thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, luật sư phải tuân thủ quy định của pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan nhà nước và quy định phù hợp của Chương IV Bộ Quy tắc này.
29.2. Trong quan hệ với cơ quan nhà nước khác để thực hiện công việc cho khách hàng, luật sư cần có thái độ lịch sự, tôn trọng, kiên quyết từ chối những hành vi móc nối, trung gian trái pháp luật, trái đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
29.3. Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo; khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của Nhà nước, người dân và ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội.

Theo đó, luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo; khuyến nghị khách hàng tránh việc khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, gây tốn kém thời gian, tiền bạc của Nhà nước, người dân và ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội. Việc này là một trong những quy tắc đạo đức mà người hành nghề luật sư cần tuân thủ.

Luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng về việc khiếu nại tố cáo cơ quan nhà nước khác không?

Người hành nghề luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng về việc khiếu nại tố cáo cơ quan nhà nước khác không?

Hành nghề luật sư có thể từ chối thực hiện khi vụ việc của khách hàng có xung đột lợi ích hay không?

Căn cứ theo Quy tắc 11 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về những việc luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc bao gồm những việc sau đây:

Quy tắc 11. Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng
11.1. Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư mà luật sư biết rõ người này có biểu hiện lợi dụng tư cách đại diện cho khách hàng để mưu cầu lợi ích không chính đáng làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của khách hàng.
11.2. Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư mà luật sư biết rõ khách hàng có ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc khách hàng không tự nguyện mà bị phụ thuộc theo yêu cầu của người khác.
11.3. Có căn cứ rõ ràng xác định khách hàng đã cung cấp chúng cứ giả hoặc yêu cầu của khách hàng trái đạo đức, vi phạm điều cấm của pháp luật.
11.4. Vụ việc của khách hàng có xung đột về lợi ích theo quy định tại Quy tắc 15.

Như vậy, theo quy tắc trên thì khi xảy ra xung đột lợi ích Luật sư có quyền từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.

Nếu luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý thì cần giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo Quy tắc 14 Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định như sau:

Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý
Khi đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý theo Quy tắc 13, luật sư cần có thái độ tôn trọng khách hàng, thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý để khách hàng có điều kiện tìm luật sư khác, đồng thời giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng dịch vụ pháp lý đã ký kết.

Như vậy, khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý với khách hàng của mình thì luật sư cần tuân thủ quy tắc sau:

- Thái độ tôn trọng khách hàng

- Thông báo bằng văn bản cho khách hàng trong thời hạn hợp lý

- Giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng đã ký kết

Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cần ứng xử theo quy tắc đạo đức nào?

Căn cứ theo Quy tắc 23 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019 có quy định về ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân như sau:

Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
23.1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không để bị chi phối bởi các yêu cầu, quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức để làm trái pháp luật, Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
23.2. Trong phạm vi công việc được phân công phụ trách, nếu phát hiện cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức chuẩn bị hoặc đang có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, thì luật sư cần giải thích và đưa ra ý kiến để người đó từ bỏ ý định hoặc dừng hành vi vi phạm.
Trong trường hợp cần thiết, luật sư cần báo cáo với người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức về hành vi vi phạm.

Theo đó, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân cần ứng xử đúng theo quy tắc 23 tại Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam cụ thể như sau:

- Là luật sư thì không để bị chi phối bởi các yêu cầu, quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức để làm trái pháp luật, Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

- Trong phạm vi công việc, luật sư được phân công phụ trách, nếu phát hiện cán bộ, nhân viên của cơ quan, tổ chức chuẩn bị hoặc đang có hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định nội bộ của cơ quan, tổ chức có khả năng gây thiệt hại đến lợi ích của cơ quan, tổ chức, thì luật sư cần giải thích và đưa ra ý kiến để người đó từ bỏ ý định hoặc dừng hành vi vi phạm.

Trong trường hợp cần thiết, người hành nghề luật sư cần báo cáo với người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức về hành vi vi phạm.

Hành nghề luật sư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trường hợp nào người hành nghề luật sư sẽ không được bổ nhiệm công chứng viên?
Lao động tiền lương
Người hành nghề luật sư có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng về việc khiếu nại tố cáo cơ quan nhà nước khác không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề luật sư tự ý bỏ về khi tham gia tố tụng đã vi phạm quy tắc đạo đức nào?
Lao động tiền lương
Người hành nghề luật sư bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo quy tắc nào?
Lao động tiền lương
Nghĩa vụ của người hành nghề luật sư trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là gì?
Lao động tiền lương
Luật sư Việt Nam có quyền được hành nghề luật sư ở nước ngoài không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề luật sư phải đảm bảo bí mật thông tin như thế nào?
Lao động tiền lương
Người hành nghề luật sư có được chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác không?
Lao động tiền lương
Người hành nghề luật sư phải đảm bảo quy tắc thông tin truyền thông như thế nào?
Lao động tiền lương
Người hành nghề luật sư đảm bảo quy tắc quảng cáo như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hành nghề luật sư
618 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành nghề luật sư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề luật sư

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản cần biết về Luật sư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào