Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện?
- Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện?
- Bảng lương mới khi cải cách tiền lương mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?
- Những quan điểm chỉ đạo về cải cách tiền lương thế nào?
Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện?
Theo Mục 1 Nghị quyết 09/NQ-CP năm 2025 quy định về tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, trong đó:
Chính phủ thống nhất đánh giá: Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 05 năm 2021 - 2025. Bối cảnh thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, xung đột quân sự xảy ra tại nhiều nơi; kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, thiếu vững chắc. Biến đổi khí hậu diễn biến bất thường, nghiêm trọng hơn. Các thách thức an ninh phi truyền thống: an ninh năng lượng, lương thực, an ninh mạng... ngày càng phức tạp, tác động trực tiếp, đa chiều đến phát triển của nhiều quốc gia. Ở trong nước, chính trị, xã hội cơ bản ổn định, tiềm lực quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường; độc lập, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Tuy nhiên, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, độ mở lớn nhưng quy mô còn khiêm tốn, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu trước các cú sốc bên ngoài còn hạn chế; đồng thời, phải dành thời gian, nguồn lực để khắc phục những hạn chế, bất cập nội tại, tồn đọng kéo dài nhiều năm và giải quyết những vấn đề đột xuất, phát sinh.
...
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; triển khai quyết liệt các chương trình hành động phát triển xanh, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng. Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ứng phó sát tình hình, từ sớm, từ xa, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, phòng ngừa cao nhất, sẵn sàng cho mọi tình huống, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Kịp thời động viên thăm hỏi, chỉ đạo khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, khôi phục sản xuất, kinh doanh, cơ sở hạ tầng, dịch vụ thiết yếu và các hoạt động KTXH, không để ai bị đói, bị rét, không có chỗ ở, học sinh sớm được đến trường, người bệnh được cứu chữa.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế. Tổ chức chiều chương trình nghệ thuật kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại của đất nước. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được quan tâm; trình Quốc hội thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Đội tuyển bóng đá nam quốc gia Việt Nam thi đấu xuất sắc và giành vô địch bóng đá khu vực Đông Nam Á năm 2024. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách người có công với cách mạng, bảo đảm an sinh xã hội; đã tích lũy trên 700 nghìn tỷ đồng để thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu, bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2024; các chương trình tín dụng chính sách đã hỗ trợ vay vốn cho hơn 2,3 triệu đối tượng. Thị trường lao động, việc làm chuyển biến tích cực; thu nhập bình quân của người lao động đạt 7,7 triệu đồng/tháng; đời sống Nhân dân tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ hộ gia đình đánh giá có thu nhập không đổi và tăng lên năm 2024 đạt 96,3%, tăng 2,2% so với cùng kỳ; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn dưới 1,93%, hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số còn dưới 13,5%; chỉ số hạnh phúc theo xếp hạng của Liên Hợp quốc tăng 11 bậc, xếp thứ 54/145 quốc gia được xếp hạng. Thực hiện tốt phong trào thi đua Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025, Đề án đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
...
Như vậy đã tích lũy trên 700 nghìn tỷ đồng để thực hiện tăng mức lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu, bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Cập nhật lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
TẢI File Excel tính thuế TNCN từ tiền công, tiền lương: Tại đây
Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện? (Hình từ Internet)
Bảng lương mới khi cải cách tiền lương mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?
Theo điểm c khoản 3.1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì các yếu tố cụ thể làm căn cứ để thiết kế bảng lương mới gồm:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Theo đó 05 bảng lương mới khi cải cách tiền lương xây dựng trên yếu tố mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương. Từ đó từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
Những quan điểm chỉ đạo về cải cách tiền lương thế nào?
Theo khoản 1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì quan điểm chỉ đạo về cải cách tiền lương như sau:
- Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
- Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
- Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
- Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện?
- Năm 2025, lương giáo viên THCS được điều chỉnh tăng theo đề xuất của Chính phủ nếu cân đối được nguồn Ngân sách nhà nước đúng không?
- Toàn bộ 05 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức, lực lượng vũ trang mở rộng qua hệ tiền lương ra sao?
- Chốt lương hưu theo đợt tăng lương hưu tại Nghị định 75 cho CBCCVC và người lao động gồm bao nhiêu mức, đó là mức nào?
- Hồ sơ xin việc bao gồm giấy tờ gì? Làm giả hồ sơ xin việc bị xử lý thế nào?