Định mức số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công trong đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?

Định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công là bao nhiêu? Người có công với cách mạng là những ai?

Định mức số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công trong đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?

Theo Điều 9 Thông tư 09/2024/TT-BLĐTBXH quy định đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công, căn cứ đặc điểm đối tượng nuôi dưỡng, điều dưỡng; quy mô và số lượng đối tượng nuôi dưỡng, điều dưỡng; định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công được quy định như sau:

TT

Chỉ số quy đổi

Định mức quy đổi

(số đối tượng/01 nhân viên)

1.

Định mức quy đổi đối với công tác nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh liệt, tâm thần có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động trên 81%

02 đối tượng/01 nhân viên

2.

Định mức quy đổi đối với công tác điều dưỡng luân phiên người có công

100 lượt/năm/01 nhân viên

Đối với đơn vị có chức năng, nhiệm vụ có yêu cầu về vị trí việc làm thuộc chuyên môn về y tế và yêu cầu chuyên môn thuộc ngành, lĩnh vực khác thì đơn vị căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế, của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để xác định số lượng người làm việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.

Định mức số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công trong đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?

Định mức số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công trong đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Người có công với cách mạng là những ai?

Căn cứ theo Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định như sau:

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.

Theo đó, người có công với cách mạng bao gồm:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Liệt sỹ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng.

Người có công giúp đỡ cách mạng có được hưởng trợ cấp hàng tháng hay không?

Theo Điều 39 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định:

Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng
1. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 1 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm;
d) Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
2. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 2 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần;
d) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
3. Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 3 Điều 38 của Pháp lệnh này bao gồm:
a) Trợ cấp một lần;
b) Bảo hiểm y tế;
c) Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
4. Người được công nhận và hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng quy định tại điểm a, b hoặc l khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này thì không hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Điều này.

Theo đó người có công giúp đỡ cách mạng được hưởng trợ cấp hàng tháng trong trường hợp sau:

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

- Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến.

Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ĐVSNCL thuộc Bộ thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đáp ứng yêu cầu gì về trình độ?
Lao động tiền lương
Định mức số lượng người làm việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người có công trong đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập có cần thi tuyển để vào làm công chức hay không?
Lao động tiền lương
Thực hiện điều chỉnh số lượng người làm việc hàng năm tại đơn vị sự nghiệp công lập trong các trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chí phân loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo chức năng, nhiệm vụ là gì?
Lao động tiền lương
Điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trong ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là gì?
Lao động tiền lương
Cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Cách tính mức phụ cấp cho viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư 07/2024/TT-BNV ra sao?
Lao động tiền lương
Định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Về thực hiện hợp đồng trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chính sách của Nhà nước thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đơn vị sự nghiệp công lập
136 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị sự nghiệp công lập

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị sự nghiệp công lập

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về người có công với cách mạng mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào