Nghị định 168 2024 NĐ CP quy định những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là gì? Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã thế nào?
Nghị định 168 2024 NĐ CP quy định những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là gì?
>> Nghị định 168 2024 do ai ban hành?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả; thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, Nghị định 168 2024 quy định những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là:
- Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền;
+ Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong trường hợp không áp dụng là hình thức xử phạt chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
>> Bài phát biểu mừng Đảng mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
>> Chi tiết bảng giá các loại pháo hoa Bộ Quốc phòng 2025?
>> Dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán 2025 ba miền chi tiết nhất
Nghị định 168 2024 NĐ CP quy định những hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là gì?
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã thế nào?
Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 (trừ điểm c khoản 3 Điều 3) của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Theo đó, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 168/2024/NĐ-CP
Hiện nay các phương tiện giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe, bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới), phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ), xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ tham gia giao thông trên đường bộ.
4. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
5. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại.
6. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.
...
Theo đó, hiện nay phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe, bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới), phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ), xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/11-01-25/Hinh-2668.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/06-01-25/Hinh-2595.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/06-01-25/Hinh-2612.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/27-12-24/Hinh-2554.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/27-12-24/Hinh-2554.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/06-01-25/Hinh-2581.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/LLT/11-01-25/Hinh-2655.jpg)
![Lao động tiền lương](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/laodongtienluong/20230301/PDP/hinh-anh-3598.jpg)
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Chỉ tăng lương hưu trong năm 2025 cho các đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo đề xuất Chính phủ khi kinh tế xã hội thay đổi thế nào?
- Tiếp tục điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 (tăng tiền lương khu vực công) theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 sẽ được Chính phủ đề xuất trong trường hợp nào?
- CBCCVC có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 178 về tinh giản biên chế không? Thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với CBCCVC nào?
- Thống nhất lương mới trong chính sách cải cách tiền lương của CBCCVC không thấp hơn mức lương nào?
- Chốt bảng lương mới áp dụng cho Đại úy quân nhân chuyên nghiệp khi cải cách tiền lương có mức lương mới là mức lương nào?