Ngày Chữ thập đỏ quốc tế là ngày nào? Công chức làm việc trong Hội Chữ thập đỏ có được phụ cấp công vụ hay không?
Ngày Chữ thập đỏ quốc tế là ngày nào?
Ngày Chữ thập đỏ Quốc tế, được tổ chức hàng năm vào ngày 8 tháng 5, là một ngày đặc biệt để ghi nhớ và tôn vinh công lao của Henry Dunant – người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ. Đây cũng là dịp để lan tỏa các giá trị nhân đạo và tăng cường sự nhận thức về công tác nhân đạo trên toàn cầu.
Henry Dunant, sau khi chứng kiến những khủng khiếp của chiến tranh tại Solferino, đã viết cuốn sách "Ký ức về Solferino" và đề xuất thành lập các hội cứu trợ quốc gia để chăm sóc người bị thương trong chiến tranh, bất kể họ thuộc phe nào. Ý tưởng này đã dẫn đến sự ra đời của Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) và các Hội quốc gia đầu tiên vào năm 1863. Cũng năm đó, dấu hiệu phân biệt – chữ thập đỏ trên nền trắng – để nhận biết và bảo vệ những người giúp đỡ binh sĩ bị thương trên chiến trường đã được thông qua
Năm 1948, Lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế đầu tiên được chính thức tổ chức. Đến năm 1984, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế được đổi tên thành Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Ðây là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên thế giới tự hào ôn lại truyền thống lịch sử lâu đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ.
Trong gần 160 năm hoạt động, Phong trào cam kết luôn mang sự hỗ trợ nhân đạo phù hợp và kịp thời, không phân biệt đối xử tới các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, với các nguyên tắc cơ bản như Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Thống nhất, Tự nguyện và Toàn cầu, đã trở thành mạng lưới nhân đạo lớn nhất thế giới, hoạt động tại 192 quốc gia và mỗi năm trợ giúp hơn 160 triệu người thông qua các hoạt động nhân đạo, mang lại sự hỗ trợ nhân đạo phù hợp và kịp thời, không phân biệt đối xử tới các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Ngày Chữ thập đỏ quốc tế là ngày nào? Công chức làm việc trong Hội Chữ thập đỏ có được phụ cấp công vụ hay không? (Hình từ Internet)
Ngày Chữ thập đỏ quốc tế có phải là ngày lễ được nghỉ hưởng nguyên lương của công chức không?
Đồng thời, theo quy định tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008, công chức được nghỉ lễ theo quy định của pháp luật về lao động.
Cụ thể, tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, trong số các dịp nghỉ lễ của công chức được nghỉ hưởng nguyên lương thì không có Ngày Chữ thập đỏ quốc tế hay còn gọi là Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (ngày 8 5) dù đây là một ngày có ý nghĩa quan trọng của người Việt.
Do đó, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế hay còn gọi là Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (ngày 8 5) không phải là ngày lễ được nghỉ làm hưởng nguyên lương của công chức.
Công chức làm việc trong Hội Chữ thập đỏ có được phụ cấp công vụ hay không?
Tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cán bộ, công chức, người hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:
...
b) Công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức và các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 và 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; không bao gồm công chức quy định tại Điều 11 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP;
...
Tại Điều 12 Nghị định 06/2010/NĐ-CP có quy định công chức được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp do các tổ chức đó trả lương.
Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 6 Thông tư 08/2011/TT-BNV như sau:
Hướng dẫn về trường hợp công chức được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP
1. Tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP bao gồm các hội có tính chất đặc thù quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có tính chất đặc thù.
2. Các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp quy định tại Điều 12 Nghị định số 06/2010/NĐ-CP gồm Chủ tịch chuyên trách, Phó chủ tịch chuyên trách, Tổng thư ký của tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp ở Trung ương, cấp tỉnh.
3. Công chức được luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp vẫn được xác định là công chức.
Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 45/2010/NĐ-CP có nêu:
Hội có tính chất đặc thù
Hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện các quy định chung tại Nghị định này và quy định của Điều này, Điều 34, Điều 35 của Nghị định này.
Và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là thuộc danh sách các Hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước được ghi nhận tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 68/2010/QĐ-TTg.
Ngoài ra, theo Điều 4 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 thì Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo. Tổ chức của Hội gồm:
- Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);
- Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp xã).
Như vậy, căn cứ những quy định nêu trên thì chỉ những công chức được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (do Hội trả lương) như: Chủ tịch chuyên trách, Phó Chủ tịch chuyên trách, Tổng Thư ký ở Trung ương và cấp tỉnh thì mới được coi là vị trí chủ chốt và được hưởng phụ cấp công vụ.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?