Ngành kỹ thuật cây cao su và những cơ hội việc làm khi tốt nghiệp hệ cao đẳng?
Ngành kỹ thuật cây cao su hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật cây cao su (Sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật cây cao su trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc trong quy trình trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ chính của nghề, bao gồm: Chuẩn bị cây giống, chuẩn bị đất trồng, trồng cây, chăm sóc, bón phân, tưới nước, quản lý dịch hại, khai thác mủ cao su, quản lý công việc của công nhân, chấm điểm kỹ thuật, đánh giá và rèn luyện tay nghề cho công nhân.
Người làm nghề Kỹ thuật cây cao su có khả năng bố trí và thực hiện các nghiên cứu, thí nghiệm về giống, phân bón, dịch hại và các nhiệm vụ khác trong vườn ươm cao su, vườn cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản và vườn cây cao su giai đoạn kinh doanh; sử dụng có hiệu quả các vật tư, hóa chất liên quan đến quá trình sản xuất như thuốc bảo vệ thực vật, chất điều hòa sinh trưởng, phân bón, chất kích thích mủ và các công việc khác đảm bảo an toàn về môi trường và an toàn vệ sinh, lao động. Đồng thời họ có thể sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị của nghề như: Hệ thống tưới nước, tiêu nước trong vườn ươm, dao cạo mủ, có thể sử dụng một số phần mềm thống kê để xử lý các kết quả nghiên cứu, thí nghiệm.
Người học sau khi hoàn thành chương trình học có thể làm việc tại các cơ quan quản lý, sự nghiệp nhà nước; các viện nghiên cứu; các tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Từ quy định có thể hiểu ngành kỹ thuật cây cao su là ngành thực hiện các công việc trong quy trình trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su.
Ngành kỹ thuật cây cao su và những cơ hội việc làm khi tốt nghiệp hệ cao đẳng?
Kỹ năng cá nhân cần phải có khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cây cao su hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đề xuất được các biện pháp sử dụng phân bón, cải tạo đất dốc và đất xám bạc màu;
- Mô tả, nhận diện một số giống cây cao su phổ biến trong sản xuất;
- Thực hiện thành thạo các bước công việc trong quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và khai thác mủ cao su;
- Thống kê, phân tích được số liệu, thảo luận các vấn đề liên quan đến cây cao su;
- Dự tính, dự báo và nhận biết được các loại dịch hại cao su và sử dụng được các biện pháp phòng trừ hiệu quả;
- Làm được các thí nghiệm trong sản xuất của nghề kỹ thuật cây cao su;
- Lập được kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các bước công việc trong quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch của cây cao su hiệu quả;
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các vấn đề liên quan đến quản lý sản xuất cao su một cách khoa học, hiệu quả;
- Thực hiện được các biện pháp về an toàn lao động trong nghề kỹ thuật cây cao su và an toàn lao động của nước ta hiện nay;
- Phân tích được sự ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu và bố trí được thời vụ trồng trọt phù hợp, hiệu quả với sự sinh trưởng phát triển của cây cao su;
- Sử dụng được các biện pháp kỹ thuật trong nghề kỹ thuật cây cao su nhằm hạn chế tối đa các tác hại đến môi trường nông nghiệp, tạo ra nền nông nghiệp bền vững và phát triển;
- Tư vấn và chuyển giao được các thông tin, các thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật cây cao su trình độ cao đẳng cần được trang bị những kỹ năng nêu ra trước để đáp ứng yêu cầu năng lực trong tương lai sau khi tốt nghiệp.
Học ngành kỹ thuật cây cao su hệ cao đẳng ra trường làm những công việc gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Xây dựng vườn nhân gỗ ghép cao su;
- Sản xuất cây con;
- Trồng cây cao su;
- Chăm sóc cây cao su;
- Khai thác mủ cao su;
- Tổ chức và quản lý sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất cao su.
Theo đó, người học ngành kỹ thuật cây cao su hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm của ngành, nghề nêu ở trên.
Người học sau khi ra trường có thể làm việc tại các cơ quan quản lý, sự nghiệp nhà nước; các viện nghiên cứu; các tổ chức, đơn vị sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực trồng, chăm sóc, khai thác cây cao su.
- Từ 1/7/2025, chính sách tăng lương hưu mới có hiệu lực sẽ thực hiện tăng lương hưu cho CBCCVC và người lao động có đúng không?
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Thống nhất mức tăng lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở là bao nhiêu?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?