Năm 2024 mức lương của bác sĩ y học dự phòng cao cấp được nhận là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi được biết sắp tới lương cơ sở có thay đổi thì chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng 1 sẽ được nhận mức lương bao nhiêu? Câu hỏi của chị Thúy (Vĩnh Long).

Chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp có mã số bao nhiêu?

Căn căn Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:

Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ
1. Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:
a) Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01
b) Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02
c) Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03
2. Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:
a) Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.02.04
b) Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) Mã số: V.08.02.05
c) Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) Mã số: V.08.02.06
3. Chức danh y sĩ:
a) Y sĩ hạng IV Mã số: V.08.03.07

Như vậy, theo quy định trên, chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng 1) có mã số là: V.08.02.04.

Năm 2023 mức lương của bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng 1) được nhận là bao nhiêu?

Năm 2024 mức lương của bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng 1) được nhận là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Bác sĩ y học dự phòng cao cấp phải đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:

Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.02.04
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì, biên soạn nội dung và lập kế hoạch hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;
b) Chủ trì triển khai các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;
c) Chủ trì thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;
Tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát và khống chế dịch, bệnh, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;
Phòng, chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;
Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;
Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định;
d) Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế khó, phức tạp liên quan đến sức khỏe cộng đồng thuộc phạm vi công việc được giao và của ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu;
đ) Chủ trì biên soạn tài liệu, quy trình chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch, bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
e) Chỉ đạo hoặc trực tiếp hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật đối với viên chức, học sinh và sinh viên chuyên ngành y tế; tham gia giảng dạy sinh viên tại các trường đại học/cao đẳng y khi có yêu cầu;
g) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.
...

Như vậy, theo quy định trên, viên chức giữ chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp phải đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Chủ trì, biên soạn nội dung và lập kế hoạch hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe;

- Đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;

- Chủ trì triển khai các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- Chủ trì thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế;

- Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế khó, phức tạp;

- Chủ trì biên soạn tài liệu, quy trình chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch, bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng;

- Chỉ đạo hoặc trực tiếp hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật đối với viên chức, học sinh và sinh viên chuyên ngành y tế; tham gia giảng dạy sinh viên tại các trường đại học/cao đẳng y khi có yêu cầu;

- Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.

Chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp hiện nay có mức lương là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định như sau:

Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...

Theo đó, Chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng 1) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV thì mức lương của bác sĩ y học dự phòng cao cấp được tính như sau:

Mức lương = Lương cơ sở x hệ số lương

Hiện nay: căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại đến 30/6/2023 là 1.490.000 đồng/tháng;

Theo đó, chức danh bác sĩ y học dự phòng cao cấp hiện nay có thể nhận mức lương từ: 9.238.000 đồng/tháng đến 11.920.000 đồng/tháng.

Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó bác sĩ y học dự phòng cao cấp sẽ nhận mức lương từ: 11.160.000 đồng/tháng đến 14.400.000 đồng/tháng.

Bác sĩ y học dự phòng cao cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Năm 2024 mức lương của bác sĩ y học dự phòng cao cấp được nhận là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Hệ số lương của bác sĩ y học dự phòng cao cấp là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp có phải xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bác sĩ y học dự phòng cao cấp
851 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bác sĩ y học dự phòng cao cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bác sĩ y học dự phòng cao cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào