Muốn dự thi nâng ngạch Thư ký viên lên Thư ký viên chính cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Điều kiện dự thi nâng ngạch Thư ký viên lên Thư ký viên chính là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:
Điều kiện dự thi nâng ngạch
1. Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 3 năm liên tục tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn ngạch hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch đăng ký dự thi.
2. Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch Thư ký Tòa án
Công chức Tòa án nhân dân các cấp khi dự thi nâng ngạch Thư ký Tòa án ngoài các điều kiện tại Khoản 1 Điều này, còn phải có các điều kiện sau đây:
...
b) Nâng ngạch Thư ký viên chính:
- Đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không tính thời gian tập sự, thử việc) tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thư ký viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng);
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thư ký viên chính.
Như vậy đối với Thư ký viên muốn nâng ngạch lên thành Thư ký viên chính cần phải đáp ứng được các điều kiện dự thi nâng ngạch theo quy định pháp luật. Đặc biệt phải đảm bảo kinh nghiệm, trình độ như sau:
- Đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên hoặc tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không tính thời gian tập sự, thử việc) tính đến thời điểm đăng ký dự thi nâng ngạch, trong đó thời gian giữ ngạch Thư ký viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng);
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thư ký viên chính.
Điều kiện dự thi nâng ngạch Thư ký viên lên Thư ký viên chính (Hình từ Internet)
Muốn dự thi nâng ngạch Thư ký viên lên Thư ký viên chính cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:
Hồ sơ dự thi nâng ngạch
Hồ sơ dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm có các tài liệu như sau:
1. Tờ trình cử công chức tham dự kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục số 3).
2. Danh sách tham dự kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (theo mẫu ban hành kèm theo Phụ lục số 4).
3. Hồ sơ cá nhân của người được cử tham dự kỳ thi nâng ngạch, gồm:
a) Sơ yếu lý lịch của công chức theo Mẫu số 2C (do Bộ Nội vụ ban hành), có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá công chức của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức theo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 của Quy định này;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch đăng ký dự thi được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
d) Các tài liệu, giấy tờ khác theo quy định của tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức dự thi (nếu có).
Sau khi đáp ứng được điều kiện dự thi nâng ngạch, người dự thi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đã nêu trên để được xem xét và tham gia dự thi nâng ngạch.
Hình thức thi nâng ngạch Thư ký toà án như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 như sau:
Các môn thi, hình thức và thời gian thi
1. Các môn thi và hình thức thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án gồm:
a) Môn thi viết (kiến thức chung), gồm một số nội dung cơ bản:
- Vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân trong hệ thống chính trị;
- Chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn chức danh của ngạch công chức;
- Trình bày một văn bản (tờ trình, đề xuất, báo cáo...) về nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
b) Môn thi trắc nghiệm, gồm: kỹ năng, tình huống nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của ngạch công chức.
2. Các nội dung thi nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự được thiết kế bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quân sự theo quy định.
3. Thời gian làm bài thi:
a) Thi viết: có thời gian làm bài từ 150 phút đến không quá 180 phút.
b) Thi trắc nghiệm: có thời gian làm bài không quá 60 phút.
Như vậy, người tham gia dự thi nâng ngạch từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính cần nắm được các nội dung và hình thức thi trên để đảm bảo hoàn thành tốt được bài thi. Bên cạnh đó, các nội dung thi nâng ngạch đối với Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự được thiết kế bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quân sự theo quy định.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?