Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương? Ngày mùng 1 Tết là ngày gì? Người lao động làm thêm giờ vào mùng 1 Tết ban ngày được bao nhiêu tiền?
Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương? Ngày mùng 1 Tết là ngày gì?
Xem lịch tháng 1 năm 2025 dương lịch say đây:
Tháng đầu tiên trong năm 2025 có 31 ngày theo lịch dương.
Có thể thấy, mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là ngày 29/01/2025 dương lịch. Đây là ngày đầu tiên của năm Ất Tỵ (năm con Rắn) trong Âm lịch Việt Nam.
* Ngày mùng 1 Tết là ngày gì?
Ngày mùng 1 Tết là ngày Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới theo Âm lịch. Đây là ngày quan trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam.
Ngoài ra, mùng 1 Tết còn có các tên gọi khác như:
- Tết Cha (hoặc Tết Cả): Vì người Việt quan niệm đây là ngày đầu tiên, tôn kính ông bà, cha mẹ.
- Tân niên: Khởi đầu một năm mới.
Ngoài ra, từ mùng 1 Tết, các hoạt động đón xuân sẽ kéo dài đến hết mùng 3, mùng 4 hoặc cả tháng Giêng, tùy từng vùng miền.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương? Ngày mùng 1 Tết là ngày gì? (Hình từ Internet)
Người lao động làm thêm giờ vào mùng 1 Tết ban ngày được bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Và căn cứ theo Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
...
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
...
Thêm nữa, theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người lao động đi làm thêm giờ vào mùng 1 Tết 2025, tiền lương làm ban ngày sẽ được tính như sau:
- Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số giờ làm thêm
- Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 300% x Số sản phẩm làm thêm
(Căn cứ theo Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Người lao động được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ Tết 2025 không?
Căn cứ theo Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tạm ứng tiền lương như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó, người lao động có quyền ứng trước một phần hoặc toàn bộ tiền lương trước khi nghỉ Tết 2025.
Việc ứng trước tiền lương cần được thực hiện dựa trên thỏa thuận giữa hai bên và không bị tính lãi.
- Quốc hội cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương của NSTW và NSĐP để thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết 159, cụ thể ra sao?
- Thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế đối với cán bộ công chức viên chức cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thế nào theo Thông tư 01?
- Nghị quyết 09 năm 2025: Thực hiện tăng lương cơ sở và điều chỉnh lương hưu bảo hiểm xã hội, nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội thì đã tích lũy bao nhiêu để thực hiện?
- Chính thức nâng lương trong 07 bảng lương theo mức lương cơ sở sau tăng 30% cho CBCCVC và LLVT phải phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đúng không?
- Mẫu nội quy lao động mới nhất 2025 được quy định ở Luật, Nghị định nào?