Mức xử phạt thấp nhất khi doanh nghiệp thực hiện quá số giờ làm việc bình thường là bao nhiêu?
Mức xử phạt thấp nhất khi doanh nghiệp thực hiện quá số giờ làm việc bình thường là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Theo đó, khi thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng.
Như vậy, mức phạt thấp nhất khi doanh nghiệp có hành vi thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định là 40 triệu đồng (theo nguyên tắc mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp đôi mức phạt đối với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Mức xử phạt thấp nhất khi doanh nghiệp thực hiện quá số giờ làm việc bình thường là bao nhiêu?
Số giờ làm việc bình thường tối đa của người lao động là bao lâu?
Căn cứ thep Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Theo đó, thời giờ làm việc bình thường tối đa của người lao động là 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Thời giờ làm việc được quy định ra sao trong nội quy lao động?
Căn cứ theo Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về nội quy lao động như sau:
Nội quy lao động
Nội quy lao động tại Điều 118 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: quy định thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc; làm thêm giờ (nếu có); làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt; thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ; nghỉ chuyển ca; ngày nghỉ hằng tuần; nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
...
Theo đó, nội quy lao động quy định cụ thể những nội dung sau đây về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
- Thời giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trong 01 tuần;
- Ca làm việc;
- Thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc ca làm việc;
- Làm thêm giờ (nếu có);
- Làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt;
- Thời điểm các đợt nghỉ giải lao ngoài thời gian nghỉ giữa giờ;
- Nghỉ chuyển ca;
- Ngày nghỉ hằng tuần;
- Nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Cụ thể tiền lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang là bao nhiêu?
- Tiếp tục có đợt tăng lương hưu mới có vượt hơn 15% mức tăng lương hưu vừa qua không?