Mục tiêu của việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THPT là gì?
- Mục tiêu của việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THPT là gì?
- Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THPT có cấu trúc thế nào?
- Tổng số tiết bồi dưỡng của giáo viên THPT theo Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp là bao nhiêu?
- Đối tượng nào thuộc diện tham gia Chương trình bồi dưỡng của giáo viên THPT?
Mục tiêu của việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THPT là gì?
Căn cứ theo Mục 2 của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 2003/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định, Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT nhằm hướng tới các mục tiêu sau đây:
Mục tiêu chung:
Trang bị kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp và bồi dưỡng thái độ tích cực cho học viên trong hoạt động nghề nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT.
Mục tiêu cụ thể:
Sau khi hoàn thành khóa bồi dưỡng học viên có thể:
- Hiểu đúng, đầy đủ, chính xác chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục THPT và có thể triển khai thực hiện vào các nhiệm vụ được giao;
- Phân tích được được những nội dung cơ bản về quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông;
- Phân tích được các xu thế cập nhật về phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, các quan điểm đổi mới giáo dục THPT trong bối cảnh hiện nay;
- Xác định được vai trò, vị trí, trách nhiệm và tầm quan trọng của việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ trước yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Chủ động trong phát triển nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT;
- Thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Có thể thấy, việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THPT không chỉ là một yêu cầu cần thiết mà còn là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Theo đó, Chương trình bồi dưỡng này được thiết kế nhằm trang bị cho giáo viên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết, đồng thời bồi dưỡng thái độ tích cực trong hoạt động nghề nghiệp.
Mục tiêu của việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THPT là gì?
Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THPT có cấu trúc thế nào?
Theo tiểu mục 2 Mục 3 của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được ban hành kèm theo Quyết định 2003/QĐ-BGDĐT năm 2023, cấu trúc chương trình được tổ chức theo quy định sau:
Theo đó, cấu trúc của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp bao gồm 3 Phần, với Phần 1 gồm 3 chuyên đề bắt buộc; Phần 2 gồm 6 chuyên đề bắt buộc (từ chuyên đề 4 đến chuyên đề 9) và 2 chuyên đề tự chọn (chọn 2 chuyên đề trong 06 chuyên đề, từ chuyên đề 10 đến chuyên đề 15); Phần 3 là tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch.
Tổng số tiết bồi dưỡng của giáo viên THPT theo Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 1, Mục 3 của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 2003/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định:
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng
a) Chương trình gồm 08 chuyên đề, được bố cục thành 03 phần:
- Phần I: Kiến thức chung (gồm 03 chuyên đề).
- Phần II: Kiến thức về hoạt động nghề nghiệp (gồm 05 chuyên đề).
- Phần III: Đánh giá kết quả bồi dưỡng.
b) Thời gian bồi dưỡng:
- Tổng thời gian là: 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết (có thể tổ chức vào ngày nghỉ, tổng thời gian 120 tiết).
- Phân bổ thời gian:
+ Lý thuyết, thảo luận: 72 tiết;
+ Giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 44 tiết;
+ Đánh giá kết quả bồi dưỡng: 04 tiết.
Như vậy, tổng thời gian bồi dưỡng của Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là 03 tuần x 05 ngày làm việc/tuần x 08 tiết/ngày = 120 tiết
Theo đó, việc phân bổ thời gian được quy định như sau:
- Thời gian tập huấn Lý thuyết, thảo luận: 72 tiết;
- Thời gian giải quyết bài tập tình huống, hướng dẫn thực hành: 44 tiết;
- Thời gian đánh giá kết quả bồi dưỡng: 04 tiết.
Đối tượng nào thuộc diện tham gia Chương trình bồi dưỡng của giáo viên THPT?
Theo đó, Mục 1 của Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định 2003/QĐ-BGDĐT năm 2023 có quy định như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG
1. Viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học phổ thông bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc (sau đây gọi chung là giáo viên trung học phổ thông) trong các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập (sau đây gọi chung là trường trung học phổ thông) chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.
2. Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông (THPT).
Như vậy, các đối tượng tham gia bồi dưỡng bao gồm:
- Viên chức giảng dạy chương trình giáo dục trung học phổ thông bao gồm: giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giám đốc, phó giám đốc (gọi chung là giáo viên THPT) trong các trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt công lập chưa có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo quy định.
- Các cá nhân có nhu cầu bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu 2025 chính thức: 03 mức tăng lương hưu theo Nghị định 75 vẫn tiếp tục được áp dụng, cụ thể ra sao?
- Chỉ thị 14: Thực hiện cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức như thế nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chính thức nâng mức lương hưu sau đợt tăng mới nhất gồm 15%, tăng thêm cho người nghỉ hưu nếu Chính phủ đề xuất tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện gì?