Mức tiền thưởng Tết Giáp Thìn 2024 cho người lao động, cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?
Pháp luật quy định thưởng Tết như thế nào?
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo quy định trên, tiền thưởng được hiểu là khoản thù lao bổ sung cho tiền lương để trả cho những yếu tố mới phát sinh trong quá trình lao động ( tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, sáng kiến…) chưa tính đến trong mức lương theo chức danh hoặc theo công việc.
Thưởng nói chung và thưởng Tết Giáp Thìn 2024 nói riêng sẽ được quyết định dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cũng như mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng không quy định mức thưởng Tết cụ thể nên việc thưởng hay không thưởng, thưởng nhiều hay thưởng ít sẽ do doanh nghiệp chủ động trên nguồn tài chính của mình.
Nếu trong năm, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có lợi nhuận, người lao động hoàn thành công việc được giao và thỏa mãn điều kiện thưởng Tết theo quy chế thưởng thì doanh nghiệp sẽ phải thưởng Tết cho người lao động theo quy định. Tùy tình hình tài chính mà doanh nghiệp có thể thưởng nhiều hoặc chỉ thưởng ít cho nhân viên.
Ngược lại, nếu kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nguồn tài chính hạn hẹp thì doanh nghiệp không có nghĩa vụ bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động.
Tiền thưởng có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động phấn đấu và sáng tạo trong quá trình lao động, bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực trả lương…Trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tiền thưởng như chiến lược để ổn định lực lượng lao động tại chỗ, thu hút người lao động giỏi và phát triển về chất lực lượng lao động trong đơn vị , tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Mức tiền thưởng Tết Giáp Thìn 2024 cho người lao động, cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức tiền thưởng Tết Giáp Thìn 2024 cho người lao động, cán bộ, công chức, viên chức là bao nhiêu?
(1) Đối với người lao động
Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019, thưởng tết cho người lao động không phải phải là quy định bắt buộc. Mà căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, các chỉ số hiệu quả, năng suất làm việc và mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong một năm mà doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế nội bộ của doanh nghiệp về việc thưởng tết cho người lao động.
Tùy vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế thưởng tết cho người lao động một lần hoặc theo từng năm.
Do đó, mức thưởng tết hằng năm (đối với doanh nghiệp có thực hiện thưởng tết cho người lao động) cho người lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết định dựa vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động.
(2) Đối với cán bộ, công chức, viên chức
Theo quy định tại điểm a khoản 3.1 mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu khi thiết kế cơ cấu tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) phải bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, Quốc hội quyết định chưa thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương trong năm 2023.
Do đó, đối với tiền thưởng của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể như sau:
- Theo khoản 2 Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008: Cán bộ, công chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
- Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 12 Luật Viên chức 2010: Viên chức được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập; được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
Tóm lại, cho đến thời điểm hiện tại pháp luật chưa có quy định riêng về tiền thưởng Tết. Pháp luật không bắt buộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thưởng Tết cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
Do đó, đối với dịp Tết Giáp Thìn 2024, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có được nhận tiền thưởng Tết hay không phụ thuộc vào quỹ tiền lương/thưởng, quy chế/quy định, thỏa thuận trước đó của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Nếu được thưởng Tết Giáp Thìn 2024 thì hình thức thưởng là tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác theo quy định của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Mẫu quyết định thưởng Tết Giáp Thìn 2024 mới nhất?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về mẫu quyết định thưởng Tết Dương lịch 2024. Tuỳ theo tính chất, mục đích, đối tượng của quyết định mà công ty sẽ tạo mẫu phù hợp. Tuy nhiên cần đảm bảo hình thức, nội dung chính xác, đầy đủ, trung thực theo quy định pháp luật liên quan.
Có thể tham khảo 2 mẫu quyết định thưởng Tết Dương lịch 2024 sau đây:
Mẫu quyết định thưởng Tết Dương lịch 2024 - Mẫu 1: TẢI VỀ
Mẫu quyết định thưởng Tết Dương lịch 2024 - Mẫu 2: TẢI VỀ
Tiền thưởng Tết Giáp Thìn có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
...
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Theo đó, tiền thưởng tết Giáp Thìn 2024 không phải đóng bảo hiểm xã hội, nhưng nếu theo hợp đồng lao động giữa nhân viên với công ty, khoản tiền này được ghi vào mục tiền lương thì vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?