Mức phụ cấp quân hàm của Trung sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi Trung sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam được nhận mức phụ cấp quân hàm hiện nay là bao nhiêu? Trung sĩ Quân đội nhân dân là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ nào? Câu hỏi của anh N.M.H (An Giang).

Mức phụ cấp quân hàm của Trung sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?

Theo Bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu được quy định tại Bảng 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau:

Đơn vị tính: Đồng

SỐ TT

ĐỐI TƯỢNG

HỆ SỐ

MỨC PHỤ CẤP THỰC HIỆN từ 01/7/2023

1

Thượng sĩ

0,70

1.260.000


Học viên cơ yếu năm thứ năm

0,70

1.260.000

2

Trung sĩ

0,60

1.080.000


Học viên cơ yếu năm thứ tư

0 ,60

1.080.000

3

Hạ sĩ

0,50

900.000


Học viên cơ yếu năm thứ ba

0,50

900.000

4

Binh nhất

0,45

810.000


Học viên cơ yếu năm thứ hai

0,45

810.000

5

Binh nhì

0,40

720.000


Học viên cơ yếu năm thứ nhất

0,40

720.000

Như vậy, theo quy định trên, Trung sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam được nhận mức phụ cấp quân hàm là 1.080.000 đồng/tháng.

Mức phụ cấp quân hàm của Trung sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?

Mức phụ cấp quân hàm của Trung sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Trung sĩ Quân đội nhân dân là cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định như sau:

Cấp bậc quân hàm của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Hạ sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có ba bậc quân hàm: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.
2. Binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam có hai bậc quân hàm: Binh nhất, Binh nhì.

Và theo Điều 12 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định như sau:

Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Phó Trung đội trưởng và tương đương: Thượng sĩ.
2. Tiểu đội trưởng và tương đương: Trung sĩ.
3. Phó Tiểu đội trưởng và tương đương: Hạ sĩ.
4. Chiến sĩ: Binh nhất.

Như vậy, Trung sĩ Quân đội nhân dân là cấp bậc quân hàm cao nhất của Tiểu đội trưởng và tương đương.

Các chức vụ tương đương với Tiểu đội trưởng?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 07/2016/TT-BQP quy định như sau:

Chức vụ tương đương của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Chức vụ tương đương với Phó Trung đội trưởng
a) Phó Phân đội trưởng trinh sát bộ binh;
b) Phó Mũi trưởng đặc công;
c) Phó Toán trưởng trinh sát luồn sâu pháo binh;
d) Phó Đội trưởng các đội có tổ chức tương đương cấp Trung đội;
đ) Phó Xưởng trưởng, Phó Phân xưởng, Phó Trạm trưởng của các xưởng, phân xưởng, trạm có tổ chức tương đương cấp Trung đội;
e) Phó kho, Phó Phân kho của các kho, phân kho có tổ chức tương đương cấp Trung đội;
g) Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ trung cấp trở lên được sắp xếp đúng biên chế.
2. Chức vụ tương đương với Tiểu đội trưởng
a) Khẩu đội trưởng;
b) Trưởng xe (tăng, thiết giáp; pháo tự hành; hóa học);
c) Đài trưởng (Đài 15w; Xe thông tin; Thông tin; Quan sát phòng không);
d) Trạm trưởng, Ca trưởng thông tin quân bưu;
đ) Tổ trưởng (Đặc công; Trinh sát luồn sâu pháo binh; Kỹ thuật giải mã và ảnh; Nghiệm triều; Chế biến thực phẩm); các Tổ trực thuộc các đơn vị cấp Trung đội và tương đương Trung đội trở lên;
e) Trắc thủ (Điều khiển tên lửa (kíp 1); Kíp tên lửa (kíp 1); Ra đa (kíp 1); Tác chiến điện tử);
g) Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ sơ cấp được sắp xếp đúng biên chế.
3. Chức vụ tương đương với Phó Tiểu đội trưởng
a) Phó Khẩu đội trưởng;
b) Phó Tổ trưởng đặc công;
c) Phó Trạm trưởng, Ca trưởng thông tin quân bưu;
d) Tổ trưởng (Vệ binh, Bộ binh, Trinh sát, Tên lửa Phòng không tầm thấp);
đ) Tổ trưởng Tổ kho, sửa chữa, xây dựng, phục vụ;
e) Tổ trưởng là binh sĩ có chuyên môn kỹ thuật được sắp xếp đúng biên chế.

Như vậy, các chức vụ tương đương với Tiểu đội trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam gồm:

- Khẩu đội trưởng;

- Trưởng xe (tăng, thiết giáp; pháo tự hành; hóa học);

- Đài trưởng (Đài 15w; Xe thông tin; Thông tin; Quan sát phòng không);

- Trạm trưởng, Ca trưởng thông tin quân bưu;

- Tổ trưởng (Đặc công; Trinh sát luồn sâu pháo binh; Kỹ thuật giải mã và ảnh; Nghiệm triều; Chế biến thực phẩm); các Tổ trực thuộc các đơn vị cấp Trung đội và tương đương Trung đội trở lên;

- Trắc thủ (Điều khiển tên lửa (kíp 1); Kíp tên lửa (kíp 1); Ra đa (kíp 1); Tác chiến điện tử);

- Hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ sơ cấp được sắp xếp đúng biên chế.

Mức lương hiện nay của Trung sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?

Căn cứ Mục 1 Bảng 6 ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định hệ số lương sĩ quan quân đội như sau:

Số thứ tự

Cấp bậc quân hàm

Hệ số lương

Mức lương thực hiện 01/10/2004

1

Đại tướng

10,40

3.016,0

2

Thượng tướng

9,80

2.842,0

3

Trung tướng

9,20

2.668,0

4

Thiếu tướng

8,60

2.494,0

5

Đại tá

8,00

2.320,0

6

Thượng tá

7,30

2.117,0

7

Trung tá

6,60

1.914,0

8

Thiếu tá

6,00

1.740,0

9

Đại úy

5,40

1.566,0

10

Thượng úy

5,00

1.450,0

11

Trung úy

4,60

1.334,0

12

Thiếu úy

4,20

1.218,0

13

Thượng sĩ

3,80

1.102,0

14

Trung sĩ

3,50

1.015,0

15

Hạ sĩ

3,20

928,0

Theo đó, hệ số lương của Trung sĩ Quân đội nhân dân hiện nay là: 3.50;

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP thì mức lương của hạ sĩ quan Quân đội nhân dân sẽ được tính như sau:

Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15Nghị định 24/2023/NĐ-CP).

Do đó, Trung sĩ Quân đội nhân dân sẽ nhận mức lương là: 6.300.000 đồng/tháng trở lên.

Thời hạn phục vụ tại ngũ của Trung sĩ Quân đội nhân dân là bao nhiêu lâu?

Căn cứ Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

Thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
a) Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
b) Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
3. Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Như vậy, theo quy định trên, thì thời gian phục vụ tại ngũ trong thời bình của Trung sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là 24 tháng.

Phụ cấp quân hàm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp quân hàm của học viên cơ yếu năm thứ nhất là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Học viên cơ yếu năm thứ tư có mức phụ cấp quân hàm hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp quân hàm của học viên cơ yếu năm thứ ba được nhận hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Học viên cơ yếu năm thứ hai được nhận mức phụ cấp quân hàm là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Học viên cơ yếu năm thứ năm được nhận mức phụ cấp quân hàm là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp quân hàm của Trung sĩ Công an nhân dân được nhận là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp quân hàm của Thượng sĩ Công an nhân dân được nhận hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp quân hàm của Trung sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp quân hàm của Hạ sĩ Công an nhân dân được nhận là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp quân hàm của Thượng sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Phụ cấp quân hàm
9,752 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ cấp quân hàm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào