Mức phụ cấp quân hàm của học viên cơ yếu năm thứ nhất là bao nhiêu?
Mức phụ cấp quân hàm của học viên cơ yếu năm thứ nhất là bao nhiêu?
Theo Bảng phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu được quy định tại Bảng 4 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 41/2023/TT-BQP như sau:
Đơn vị tính: Đồng
SỐ TT | ĐỐI TƯỢNG | HỆ SỐ | MỨC PHỤ CẤP THỰC HIỆN từ 01/7/2023 |
1 | Thượng sĩ | 0,70 | 1.260.000 |
Học viên cơ yếu năm thứ năm | 0,70 | 1.260.000 | |
2 | Trung sĩ | 0,60 | 1.080.000 |
Học viên cơ yếu năm thứ tư | 0 ,60 | 1.080.000 | |
3 | Hạ sĩ | 0,50 | 900.000 |
Học viên cơ yếu năm thứ ba | 0,50 | 900.000 | |
4 | Binh nhất | 0,45 | 810.000 |
Học viên cơ yếu năm thứ hai | 0,45 | 810.000 | |
5 | Binh nhì | 0,40 | 720.000 |
Học viên cơ yếu năm thứ nhất | 0,40 | 720.000 |
Như vậy, theo quy định trên, học viên cơ yếu năm thứ nhất được nhận mức phụ cấp quân hàm là 720.000 đồng/tháng.
Mức phụ cấp quân hàm của học viên cơ yếu năm thứ nhất là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Học viên cơ yếu năm thứ nhất có phải là người làm việc trong tổ chức cơ yếu?
Căn cứ Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 quy định như sau:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
c) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
2. Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Như vậy, theo quy định trên, học viên cơ yếu là người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu. Do đó, học viên cơ yếu năm thứ nhất là người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Học viên cơ yếu năm thứ nhất có nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 24 Luật Cơ yếu 2011 quy định như sau:
Nghĩa vụ, trách nhiệm của người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc trong tổ chức cơ yếu.
2. Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao; tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống; nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy chế, chế độ, quy định về công tác cơ yếu; giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao.
3. Thường xuyên giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
4. Khi nhận mệnh lệnh của người có thẩm quyền, nếu có căn cứ cho rằng mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra mệnh lệnh; trường hợp vẫn phải chấp hành mệnh lệnh thì báo cáo kịp thời với cấp trên trực tiếp của người ra mệnh lệnh và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành mệnh lệnh đó.
5. Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, học viên cơ yếu năm thứ nhất phải thực hiện những nghĩa vụ và trách nhiệm như sau:
- Giữ bí mật thông tin bí mật nhà nước và bí mật công tác cơ yếu, kể cả khi thôi làm việc;
- Phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đúng, đầy đủ chức trách được giao;
- Tận tụy trong công tác, sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống;
- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;
- Giữ gìn, bảo quản an toàn tuyệt đối sản phẩm mật mã được giao;
- Giữ gìn và trau dồi đạo đức cách mạng, học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, quân sự, văn hoá và thể lực để hoàn thành nhiệm vụ.
- Thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Người nào được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu?
Căn cứ Điều 25 Luật Cơ yếu 2011 quy định như sau:
Tuyển chọn người vào tổ chức cơ yếu
1. Người chỉ có một quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng lực phù hợp với công tác cơ yếu thì có thể được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu.
2. Tổ chức cơ yếu được ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh tốt nghiệp xuất sắc và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này ở các cơ sở giáo dục để đào tạo, bổ sung vào lực lượng cơ yếu.
Như vậy, người được tuyển chọn vào tổ chức cơ yếu là người chỉ có một quốc tịch Việt Nam, cư trú tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn, sức khoẻ, có nguyện vọng và năng lực phù hợp với công tác cơ yếu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Toàn bộ đối tượng áp dụng chế độ sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp theo Nghị định 178 gồm những ai?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?