Mức hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ được tính như thế nào khi khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng?
- Doanh nghiệp gặp khó khăn như thế nào thì được xem xét hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động?
- Thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động như thế nào?
- Mức hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ được tính như thế nào khi khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng?
Doanh nghiệp gặp khó khăn như thế nào thì được xem xét hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, khi doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác buộc phải thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ sản xuất, kinh doanh dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có thì sẽ được xem xét hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Số lượng lao động bị cắt giảm được quy định như sau:
+ Từ 30% hoặc từ 30 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng dưới 200 lao động;
+ Từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 200 đến 1000 lao động;
+ Từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 1000 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 01 tháng.
Mức hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ được tính như thế nào khi khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng? (Hình từ Internet)
Thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động như thế nào?
Tại Điều 28 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động
1. Người sử dụng lao động tổ chức đào tạo hoặc phối hợp với cơ sở dạy nghề, trung tâm dịch vụ việc làm để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động theo quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo duy trì việc làm cho người lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện hoặc phối hợp với cơ sở dạy nghề thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề và đảm bảo duy trì việc làm cho người lao động theo phương án đã được phê duyệt.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, giám sát việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo quyết định hỗ trợ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, việc tổ chức thực hiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động được tiến hành theo quy định nêu trên.
Mức hỗ trợ kinh phí nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ được tính như thế nào khi khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng?
Tại Điều 15 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP
1. Đối với trường hợp khóa đào tạo được thực hiện tại cơ sở dạy nghề thì mức hỗ trợ kinh phí cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế, mức thu học phí của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nghề theo quy định của cơ sở dạy nghề nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
2. Đối với trường hợp khóa đào tạo do người sử dụng lao động thực hiện thì mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cụ thể của người lao động được tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa đào tạo nhưng không quá mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
3. Đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc: Dưới 15 ngày tính là ½ tháng, từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Như vậy, đối với trường hợp khóa học nghề có những ngày lẻ không đủ tháng thì mức hỗ trợ được tính theo nguyên tắc:
- Dưới 15 ngày tính là ½ tháng
- Từ đủ 15 ngày trở lên thì tính là 01 tháng để xác định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?