Mức giảm trừ gia cảnh thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn?
Mức giảm trừ gia cảnh thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn?
Tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có quy định:
Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
Theo đó, tại thời điểm 01/01/2009, mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm) áp dụng với bản thân người nộp thuế và mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng.
Tại khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có quy định:
Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm);
b) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
Theo đó, từ ngày 01/7/2013, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 có hiệu lực đã nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) đối với bản thân người nộp thuế và 3,6 triệu đồng/tháng với người phụ thuộc.
Tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có quy định:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Đến ngày 01/7/2020, Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 đã nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) áp dụng với bản thân người nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng với mỗi người phụ thuộc; Mức giảm trừ gia cảnh này tiếp tục áp dụng cho đến thời điểm hiện tại (năm 2023).
Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh đã có sự thay đổi đang kể qua 3 giai đoạn nêu trên.
Mức giảm trừ gia cảnh thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn? (Hình từ Internet)
Một người có thể có bao nhiêu người phụ thuộc khi tính giảm trừ gia cảnh?
Tại điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
...
c) Nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh
...
c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Theo đó pháp luật chỉ quy định mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế.
Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế mà không giới hạn tối đa số người phụ thuộc.
Như vậy không giới hạn tối đa một người lao động được đăng ký tối đa bao nhiêu người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh. Người phụ thuộc chỉ cần thuộc đối tượng được giảm trừ và thỏa mãn các điều kiện tương ứng theo quy định thì sẽ được giảm trừ gia cảnh.
Có được thay đổi người phụ thuộc không?
Căn cứ tại tiết c.2 điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về giảm trừ gia cảnh như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
…
c.2) Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc
…
c.2.4) Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.
Như vậy, mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế, không được chuyển người phụ thuộc sang người khác trong năm tính thuế cho dù người thay thế có đủ điều kiện là người phụ thuộc hay không. Người nộp thuế cần phải chờ hết năm tính thuế mới chuyển được người phụ thuộc.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Mẫu định mức lao động trong công ty chuẩn 2025 là mẫu nào?
- Trợ cấp thôi việc cho công chức bao nhiêu tháng lương?
- Chiến sĩ Dân quân tự vệ được tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mấy lần?
- Dân quân tự vệ được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khi có mấy lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?