Mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần dùng trong Bộ Quốc phòng hiện nay có nội dung gì?
Mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần dùng trong Bộ Quốc phòng hiện nay có nội dung gì?
Mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần dùng trong Bộ Quốc phòng hiện nay là mẫu số 03B-HBQP quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 136/2020/TT-BQP. Dưới đây là hình ảnh mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần dùng trong Bộ Quốc phòng hiện nay:
Tải mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần dùng trong Bộ Quốc phòng hiện nay: TẢI VỀ.
Mẫu quyết định về việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần dùng trong Bộ Quốc phòng hiện nay có nội dung gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động dùng cho Bộ Quốc phòng gồm những giấy tờ nào?
Theo Điều 13 Thông tư 136/2020/TT-BQP quy định:
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động
Hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ theo Điều 57 Luật an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện như sau:
1. Sổ BHXH.
2. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ (Mẫu số 03H-HBQP).
3. Biên bản điều tra TNLĐ (Mẫu số 03K-HBQP hoặc Mẫu số 03M- HBQP) và Bản khai báo TNLĐ về Bộ Quốc phòng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2017/TT-BQP ngày 04 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo TNLĐ trong Bộ Quốc phòng.
4. Bản chính giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án sau khi điều trị TNLĐ đối với trường hợp điều trị nội trú cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3, 4 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT .
5. Bản chính biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng GĐYK cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng.
Trường hợp, trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương được xác định là TNLĐ; đồng thời, được cấp có thẩm quyền xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, thì Hội đồng GĐYK lập thêm 05 bản biên bản giám định thương tật theo mẫu TB2 ban hành kèm theo Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.
6. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ, thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
b) Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng.
7. Quyết định về việc hưởng trợ cấp TNLĐ hằng tháng hoặc một lần (Mẫu số 03A-HBQP hoặc Mẫu số 03B-HBQP).
8. Bản quá trình đóng BHXH (Mẫu số 04A-HBQP).
9. Phiếu truy trả (Mẫu số 03N-HBQP), phiếu điều chỉnh (Mẫu số 03P- HBQP) trợ cấp TNLĐ hàng tháng.
10. Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với trường hợp hưởng TNLĐ hằng tháng đồng thời chuyển về địa phương (Mẫu số 10A-HBQP).
11. Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì hồ sơ như quy định tại khoản 10 Điều 9 Thông tư này.
Theo đó hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ dùng cho Bộ Quốc phòng gồm:
- Sổ bảo hiểm y tế.
- Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ của Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ (Mẫu số 03H-HBQP): TẢI VỀ;
- Biên bản điều tra TNLĐ (Mẫu số 03K-HBQP TẢI VỀ hoặc Mẫu số 03M- HBQP TẢI VỀ) và Bản khai báo TNLĐ về Bộ Quốc phòng theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 01/2017/TT-BQP.
- Bản chính giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án sau khi điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp điều trị nội trú cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3, 4 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT).
- Bản chính biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng.
Trường hợp, trong khi làm nhiệm vụ mà bị thương được xác định là tai nạn lao động; đồng thời, được cấp có thẩm quyền xác nhận là thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh, thì Hội đồng giám định y khoa lập thêm 05 bản biên bản giám định thương tật theo mẫu TB2 ban hành kèm theo Thông tư 202/2013/TT-BQP (Lưu ý: mẫu này đã hết hiệu lực từ ngày 15/09/2022).
Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động, thì có thêm một trong các giấy tờ sau:
- Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông;
- Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự cấp có thẩm quyền trong Bộ Quốc phòng.
- Quyết định về việc hưởng trợ cấp TNLĐ hằng tháng hoặc một lần (Mẫu số 03A-HBQP TẢI VỀ hoặc Mẫu số 03B-HBQP TẢI VỀ).
- Bản quá trình đóng BHXH (Mẫu số 04A-HBQP) TẢI VỀ..
- Phiếu truy trả (Mẫu số 03N-HBQP TẢI VỀ), phiếu điều chỉnh (Mẫu số 03P- HBQP TẢI VỀ) trợ cấp TNLĐ hàng tháng.
- Thông báo chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH đối với trường hợp hưởng TNLĐ hằng tháng đồng thời chuyển về địa phương (Mẫu số 10A-HBQP TẢI VỀ).
- Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì hồ sơ như quy định tại khoản 10 Điều 9 Thông tư 136/2020/TT-BQP.
Tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng hiện nay được phân thành mấy loại?
Theo Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BQP quy định:
Phân loại tai nạn lao động
Phân loại tai nạn lao động thực hiện theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Theo đó, tai nạn lao động trong Bộ Quốc phòng hiện nay được phân thành 3 loại:
- Tai nạn lao động làm chết người lao động là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
+ Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 01/2017/TT-BQP.
- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2017/TT-BQP.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?